Thứ Tư, 19/10/2011 08:08

Trái phiếu kèm chứng quyền của FPT: Nhà đầu tư nắm đằng lưỡi

(Infonet) – Nếu so sánh lãi suất trái phiếu chỉ ở 7% với mức phổ biến hiện nay khoảng 18% thì người mua trái phiếu đã bị thiệt hại chi phí cơ hội lên đến gần 200 tỷ đồng/năm. Ai đã “hào phóng” mua trái phiếu kèm chứng quyền này của FPT?

1,800 tỷ đồng trái phiếu lãi suất 7% kèm chứng quyền

Ngày 09/10/2009, FPT phát hành 1,800 trái phiếu doanh nghiệp mệnh giá 1 tỷ đồng, tổng giá trị trái phiếu phát hành là 1,800 tỷ đồng.

Kỳ hạn của trái phiếu này là 3 năm với thời gian đáo hạn là ngày 09/10/2012. Lãi suất trái phiếu chỉ ở mức 7%/năm. Tiền lãi sẽ được thanh toán định kỳ hàng năm một lần vào các ngày 09/10/2010, 09/10/2011 và 09/10/2012. Trong khi tiền gốc sẽ được thanh toán theo mệnh giá một lần vào ngày đáo hạn (ngày 09/10/2012).

Theo phương án phát hành, cứ 1 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu sẽ được kèm theo 1,158 chứng quyền, được quyền mua 10 cổ phần FPT với giá mua là 92,025 đồng/cổ phần. FPT cam kết tỷ lệ pha loãng không quá 15% vốn điều lệ tại ngày phát hành.

Ngày thực hiện chứng quyền là các ngày: 09/10/2011, 09/10/2012 và 09/10/2013, với thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc. Như vậy, thời hạn để thực hiện chứng quyền đợt năm 2011 sẽ kết thúc vào ngày 19/10/2011.

Tính theo tỷ lệ điều chỉnh, mỗi chứng quyền cho phép người nắm giữ được mua 13,324 cổ phần với giá điều chỉnh là 69,067 đồng/cổ phần.

Nhà đầu tư nắm đằng lưỡi?

Giá cổ phiếu FPT ngày 18/10/2011 đóng cửa ở mức 49,000 đồng, thấp hơn gần 30% so với giá thực hiện trong chứng quyền. Với thực tế này thì gần như không nhà đầu tư nào sẽ thực hiện mua cổ phiếu theo chứng quyền và nộp thêm tiền chênh lệch cho FPT.

Như vậy, tiếp theo thương vụ trái phiếu chuyển đổi hụt của SSI và bắt buộc chuyển đổi của REE, thị trường lại chứng kiến một sự thất bại nữa của nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, và lần này là trái phiếu kèm chứng quyền, dù người mua vẫn còn có thể tiếp tục thực hiện quyền trong năm 2012 và 2013.

Ngoài câu chuyện rủi ro giá cổ phiếu FPT giảm sâu không được tính đến, đáng nói hơn ở thương vụ trái phiếu kèm chứng quyền FPT là lãi suất của trái phiếu khá thấp. Nếu so sánh lãi suất trái phiếu chỉ ở 7% so với mức phổ biến hiện nay khoảng 18% thì người mua trái phiếu đã bị thiệt hại chi phí cơ hội lên đến gần 200 tỷ đồng/năm.

Điều này cũng tỏ ra khó hiểu khi giá cổ phiếu FPT tại thời điểm phát hành trái phiếu vào năm 2009 cũng chỉ quanh mức 90,000 đồng/cổ phiếu, tức là không hề hấp dẫn hơn so với giá mua trong chứng quyền.

Câu hỏi đặt ra là nhà đầu tư nào đã “hào phóng” mua trái phiếu kèm chứng quyền này của FPT?

Với mệnh giá lên đến 1 tỷ đồng và khối lượng phát hành lớn, rất có thể người mua chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức như ngân hàng, quỹ đầu tư, các doanh nghiệp có nguồn tiền mặt cực kỳ lớn… và không loại trừ là các pháp nhân có (lợi ích) liên quan.

Theo báo cáo thường niên 2010 của TienphongBank, FPT hiện đang nắm giữ gần 17% cổ phần của ngân hàng này. Ngoài ra, FPT còn nắm cổ phần tại nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính như CTCK FPT, Công ty Quản lý quỹ FPT…

Ngoài ra, từ sự việc này cũng khiến yêu cầu xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh trở nên gấp rút hơn, giúp nhà đầu tư có môi trường thuận lợi để giao dịch các sản phẩm phái sinh chứng khoán, hạn chế rủi ro đầu tư.

Đức Nguyễn

Các tin tức khác

>   21/10, HPR chốt quyền xin ý kiến cổ đông phát hành trái phiếu (17/10/2011)

>   TDH: 31/10 chốt quyền thanh toán lãi trái phiếu tỷ lệ 7% (13/10/2011)

>   Caseamex chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu (12/10/2011)

>   SHS giảm lãi suất phát hành trái phiếu xuống 18%/năm (11/10/2011)

>   SCR: Phát hành thành công 99 tỷ đồng trái phiếu (11/10/2011)

>   DIG phát hành thành công 350 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (06/10/2011)

>   18/10, UNI chốt quyền nhận lãi trái phiếu năm 2011 (04/10/2011)

>   SCR: Phát hành 99 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ (04/10/2011)

>   SHS sẽ huy động 350 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu (03/10/2011)

>   AGR sẽ phát hành 3,000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ (29/09/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật