Thứ Ba, 25/10/2011 09:29

Sản lượng đường niên vụ mới có thể tăng thêm 250.000 tấn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Hiệp hội Mía đường Việt Nam ước tính niên vụ mía đường 2011/2012, nếu không có biến động nghiêm trọng về thời tiết, cả nước sẽ sản xuất được khoảng 1,4 triệu tấn đường, tăng khoảng 250.000 tấn so với niên vụ trước.

Kết thúc niên vụ mía đường 2010/2011 vào cuối tháng 5/2011, sản lượng của toàn ngành đạt khoảng 1,15 triệu tấn. Từ đầu tháng 8/2011, niên vụ mới đã chính thức bắt đầu.

Theo nhận định của Hiệp hội Mía đường, mặc dù lũ lụt tại đồng bằng sông Cửu Long xảy ra trên diện rộng, nhưng đến thời điểm hiện nay vẫn chưa ghi nhận thiệt hại nào ảnh hưởng đến sản lượng đường dự báo trong niên vụ 2011/2012. Với sản lượng trên, ngành mía đường có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy mới đây, ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho hay, nhu cầu tiêu thụ đường của thị trường nội địa theo số liệu thống kê là khoảng 1,4 triệu tấn/năm.

Hàng năm ngoài lượng đường nhập khẩu được Bộ Công Thương cấp hạn ngạch từ đầu năm, còn có một lượng đường nhập lậu không nhỏ tràn vào nước ta. Cộng thêm gần đây Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu đường sang Trung Quốc theo cả đường tiểu ngạch và buôn lậu. Những yếu tố này đã khiến rất khó có thể tính toán chính xác về lượng đường tiêu thụ thực trong nước.

Trước thực trạng này, trong tháng 9 vừa qua, Hiệp hội Mía đường đã văn bản gửi lên Bộ Công Thương kiến nghị thay đổi cơ chế điều hành nhập khẩu đường thời gian tới. Theo đó, việc cấp phép nhập khẩu đường vẫn được thực hiện theo cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, nhưng chỉ cho phép thông quan sau khi kết thúc vụ ép mía.

Khi xảy ra dư thừa cung cục bộ trong ngắn hạn, đề nghị cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu lượng đường hợp lý để giữ mặt bằng giá trong nước. Sau đó, Bộ Công Thương sẽ cấp hạn ngạch nhập khẩu bổ sung ưu tiên cho các doanh nghiệp đã xuất khẩu. Lượng hạn ngạch nhập sẽ bằng đúng lượng đường đã xuất, và cũng chỉ cho thông quan sau khi kết thúc vụ ép mía.

Trong công văn phúc đáp, Bộ Công Thương đã ghi nhận đề nghị này và sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan tham khảo, nghiên cứu trong quá trình xây dựng cơ chế quản lý nhập khẩu đường.

Y Nhung

tbktvn

Các tin tức khác

>   Đã xuất khẩu được 6,111 triệu tấn gạo (24/10/2011)

>   Xuất khẩu gạo: Không nên quá lạc quan! (23/10/2011)

>   Xuất khẩu cà phê có điều kiện: Lợi bất cập hại? (23/10/2011)

>   Có 136 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu gạo (22/10/2011)

>   ĐBSCL sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao (21/10/2011)

>   Gạo Việt chiếm lĩnh Hong Kong (21/10/2011)

>   Muốn vay 45.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp cà phê, điều (21/10/2011)

>   Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm (20/10/2011)

>   Ấn Độ đang thay Việt Nam thành trung tâm gạo thế giới (20/10/2011)

>   Giá gạo thế giới sẽ tăng mạnh từ đầu năm 2012 (20/10/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật