Thứ Ba, 25/10/2011 11:17

Quan hệ nhà đầu tư và chu kì kinh tế

(Vietstock) - Chìa khóa để tối đa hóa việc định giá của các nhà đầu tư là hiểu rõ cách họ nhìn nhận một công ty, qua đó hiểu được cách họ định giá. Việc này có ý nghĩa sống còn để nắm được cách cộng đồng đầu tư đánh giá một công ty dưới bất cứ phương diện nào.

Ông Ian Roundel, Giám đốc Quản hệ nhà đầu tư của Credit Suisse sẽ giải thích chu kì kinh tế tác động như thế nào đến cách các nhà đầu tư đánh giá cổ phiếu của 1 công ty.

Cùng với sự vận động của chu kì kinh tế, việc hiểu rõ mối quan tâm chính của các nhà đầu tư sẽ giúp một công ty tối đa hoá hiệu quả truyền thông giữa công ty với cộng đồng các nhà đầu tư. Quan hệ nhà đầu tư tại bất cứ công ty nào cũng phải thể hiện vai trò là chất xúc tác chính trong tác động đến việc đánh giá hệ số nhân. Điều này cho thấy Quan hệ nhà đầu tư là một phận không thể tách rời trong việc hoạch định chiến lược để đảm bảo rằng các hoạt động cũng như kế hoạch truyền thông có liên quan đều gắn kết chặt chẽ với đánh giá của các nhà đầu tư.

Chìa khóa để tối đa hóa việc định giá của các nhà đầu tư là hiểu rõ cách các nhà quản lý quỹ nhìn nhận một công ty, qua đó hiểu được cách họ định giá. Việc này có ý nghĩa sống còn để nắm được cách cộng đồng đầu tư đánh giá một công ty dưới bất cứ phương diện nào. Qua đó, công ty có thể đưa ra những thông điệp truyền thông phù hợp với từng thời điểm trong các chu kỳ kinh tế.

Nói đơn giản là các nhà đầu tư sẽ nâng giá hoặc chiết khấu giá trị của một công ty so với chuẩn của ngành, thường bao gồm cả hệ số thu nhập (P/E mulitple). Việc nhà đầu tư định giá tăng hay giảm phụ thuộc vào việc một công ty xác định tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của giá trong mô hình định giá của họ.

Trong thời kì đi xuống của thị trường, các nhà đầu tư thường chiết khấu giá trị công ty so với bình quân của ngành dựa trên cách công ty quản trị các nguồn lực tài chính của mình. Điều quan trọng nhất là ban quản trị phải biết cách truyền thông đến nhà đầu tư về cách quản trị của mình.

Một điều rất quan trọng là phải hiểu được cách mà các nhà đầu tư chiết giá cổ phiếu, và phải dựa trên các nhân tố có liên quan:

1. Họ sẽ nhìn vào bảng quyết toán lỗ lãi và tập trung đặc biệt vào cách quản lý chi phí và lợi nhuận

2. Họ sẽ xem lại bảng cân đối kế toán và tập trung vào cách quản trị tài sản và nợ

3. Họ sẽ đánh giá hiệu quả làm việc của ban quản trị

4. Họ sẽ cân nhắc đến nền kinh tế chung mà một công ty đang hoạt động.

Nếu một công ty quản lý không hiệu quả chi phí hoạt động sẽ bị chiết khấu ít nhất, trong khi đó, tác động của các nhân tố vĩ mô lên một công ty thì bị chiết khấu nhiều nhất. Các nhân tố này thường có tác động toàn cầu lên toàn bộ các ngành nhưng cũng có thể gây ra tác động riêng đến từng công ty ở các nước khác nhau.

Xu hướng giá cổ phiếu trong thời kì kinh tế suy thoái

Các nhà quản lý quỹ thường xác định một khoảng giá cho từng loại cổ phiếu họ đang và có dự định nắm giữ. Các công ty quản lý tốt các nguồn lực liên quan đến tài chính trong quá trình phát triển của mình suốt thời kì kinh tế suy thoái luôn giữ được giá hấp dẫn trong ngắn hạn.

Khi thị trường bắt đầu hồi phục, giá cổ phiếu của các công ty này luôn luôn tăng đầu tiên. Hiệu quả của việc quản lý tốt từng yếu tố tài chính là giá cổ phiếu của công ty đó tăng nhanh chóng đến cận trên của khoảng giá – đây là một nguyên tắc bất biến ở tất cả các thị trường trên thế giới.

Một công ty có thể đã và đang hoạt động tốt thậm chí vượt xa các đối thủ khác trong thời điểm này. Có thể thấy công ty này đã hoạt động rất tốt trong khả năng của mình để quản lý các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá và chiết khấu của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, các nhà quản trị thường bị bất ngờ sau khoảng thời gian trên. Lúc này là thời điểm các nhà quản lý quỹ thoát khỏi quyền sở hữu các loại cổ phiếu đã từng có giá rất tốt. Họ sẽ xem xét lại các công ty chào bán cổ phiếu có khả năng tăng giá cao nhất, thậm chí là cả khi các công ty này vẫn chưa sử dụng tối đa nguồn lực của mình để quản lý các yếu tố chiết khấu.

Ban điều hành sẽ thấy toàn bộ công việc rất tồi tệ, khi họ quan sát thấy giá cổ phiếu tăng một cách chậm chạp. Qua thời gian, khoảng cách về giá giữa cổ phiếu “tốt” và “xấu” bị rút ngắn xuống. Rất dễ nhận ra xu hướng này khi thị trường đang hồi phục và báo hiệu về một chiến lược kinh doanh mới hiệu quả hơn.

Bắt đầu hồi phục

Tuy nhiên, cũng cần lạc quan vì khi khoảng cách giá bị rút ngắn lại, các nhà quản lý quỹ thường quay lại quan tâm định giá các công ty quản lý tốt tình hình để thoát ra khỏi tình trạng suy thoái. Đây là thời điểm bắt đầu phục hồi trong chu kì kinh tế, tại đây các nhà quản lý quỹ sẽ tập trung nhiều đến các nhân tố quan trọng hơn đối với một thị trường phát triển.

Các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến khả năng tạo ra lợi nhuận và bắt đầu để mắt đến các công ty có chiến lược phát triển khác biệt. Các nhà quản lý quỹ sẽ tăng hệ số nhân của các cổ phiếu của những công ty có kế hoạch phát triển bền vững và hứa hẹn sẽ mang lại khả năng tăng trưởng vượt bậc. Vì vậy họ sẽ đánh giá theo các tiêu chí sau:

- Công ty này quản trị tài năng và phát triển nhân lực như thế nào

- Công ty sẽ thêm sản phẩm như thế nào để tăng bề dày của các sản phẩm chào bán

- Dòng sản phẩm mới cũng như cải tiến nào cần thực hiện để bắt đầu chu kì tăng trưởng mới

- Thị trường mới nào công ty cho rằng có tiềm năng thâm nhập

- Công ty quản lý thương hiệu như thế nào

- Cơ hội để thâu tóm, sáp nhập của công ty là gì

Tăng hệ số nhân

Về  mặt này, các nhà đầu tư luôn đánh giá cao và cho điểm cộng các công ty có các vụ chủ động thâu tóm. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc công ty thoải mái tham gia vào các vụ thâu tóm, vì các nhà quản lý quỹ luôn kì vọng các công ty trước hết phải tận dụng tối đa các cơ hội phát triển ít rủi ro hơn.

Một nhà quản lý quỹ luôn đặt ra những câu hỏi như: Liệu công ty này có khả năng tận dụng tối đa năng lực của nhân viên hay không? Công ty đã phát triển toàn bộ các loại sản phẩm chưa? Tiềm năng tung ra sản phẩm mới như thế nào? Sau đó, công ty này sẽ được đánh giá về khả năng thâm nhập thị trường mới. Và công ty này sẽ được đền đáp xứng đáng với các nỗ lực trong việc nâng cao năng lực quản trị thương hiệu chung.

Mải mê theo đuổi các vụ thâu tóm trong khi không tận dụng hết các nguồn lực của mình để phát triển không tạo ra sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư tăng mạnh hệ số nhân. Các nhà đầu tư hy vọng công ty sẽ lần lượt thử hết các phương án. Một khi các phương án này đem lại kết quả khả quan, hệ số nhân cũng tăng theo.

Các nhà quản lý quỹ luôn cho rằng các công ty đi theo con đường thâu tóm mà không nghiên cứu tổng hợp nội lực là những công ty không tận dụng tối đa nguồn lực có sẵn trong công ty. Một khi công ty đã sử dụng hết các nguồn lực nội tại thì bước tiếp theo là thực hiện một vụ thâu tóm vì 2 lý do:

1. Tại thời điểm này công ty đang có hệ số đánh giá cổ phiếu cao và vì vậy có thể sử dụng giá trị này để giành lấy các công ty có hệ số thấp hơn

2. Sau khi thâu tóm, công ty thể hiện được khả năng hoàn thành các chiến lược phát triển và có thể ứng dụng các chiến lược này vào công ty mới được thâu tóm.

Trong thời gian đầu của quá trình phát triển thì thu nhập không phải là yếu tố cần thiết cho quá trình tăng trưởng giá cổ phiếu. Tăng hệ số nhân, hay tăng hệ số thu nhập giá cổ phiếu mới là quan trọng cho một công ty khi muốn tăng giá trị của mình. Quan hệ nhà đầu tư đóng vai trò quan trọng trong thời điểm này vì kiến thức và kĩ năng trong việc dẫn dắt để tác động đến tăng trưởng hệ số nhân sẽ được sử dụng để bổ sung vào kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận.

Đi lên và phát triển

Trong lúc một công ty chờ đợi đến thời kì tăng trưởng quay trở lại, họ cần phải thể hiện họ có chiến lược phát triển đúng đắn để chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng đó. Công ty này cần thuyết phục các nhà quản lý quỹ về tính khả thi của các chiến lược phát triển này. Để đạt được mục tiêu này thì việc truyền thông đóng vai trò chủ chốt.

Các công ty chỉ nói một điều duy nhất, hoàn toàn giống nhau, đó là “công ty chúng tôi có những người giỏi nhất”. – vậy thì làm sao để thuyết phục các nhà đầu tư nghe theo mình?

Điều quan trọng nhất là chiến lược phát triển phải cụ thể. Nhằm thuyết phục các nhà đầu tư tin tưởng vào chiến lược hoạt động thì điều quan trọng hơn cả là Quan hệ nhà đầu tư phải tham gia trực tiếp vào quá trình hoạch định chiến lược. Nhưng tính khả thi của chiến lược cũng phải được đề cập để thu hút sự quan tâm và nhận biết của các nhà quản lý quỹ.

Quá trình này bao gồm việc hoạch định một chiến lược mà các nhà quản lý quỹ sẽ thấy được những giá trị lợi ích một cách rõ ràng, qua đó, họ sẵn sàng trả thêm tiền để mua cổ phiếu của công ty bạn. Điều này có nghĩa là có những cơ sở chắc chắn để tin rằng chiến lược đó sẽ đem lại sự tăng trưởng vượt bậc về doanh thu.

Mở ra một hướng nhìn mới

Vậy một công ty phát triển và quản lý những lợi thế của mình như thế nào để, ví dụ như, thể hiện rằng công ty có nhân lực tốt hơn công ty đối thủ? Câu trả lời quan trọng nhất là vai trò của các Chuyên gia Quan hệ nhà đầu tư trong quá trình phản biện và tư vấn khi công ty hoạch định chiến lược, cũng như trong việc hỗ trợ các phòng ban và các nhà quản lý cấp cao của công ty.

Quan hệ nhà đầu tư giữ vai trò chính trong việc thấu hiểu các chu kì kinh tế và phải truyền tải thông điệp của công ty đến các nhà đầu tư ở từng thời điểm khác nhau một cách hiệu quả. Không chỉ dừng lại ở đó, khi các chuyên gia quan hệ nhà đầu tư thể hiện được sự chuyên nghiệp thì sẽ tạo ra được nhiều giá trị hơn. Đồng thời, nhiệm vụ này không chỉ đơn giản là việc rót vào tai nhà đầu tư những điều họ muốn nghe nhằm tăng hệ số nhân của công ty mà các chuyên gia quan hệ nhà đầu tư phải thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong việc hoạch định chiến lược, thiết kế các kế hoạch phát triển từ bên trong để công ty có thể đáp ứng được kỳ vọng của các nhà đầu tư.

Gia An (Theo Tạp chí IR)

Các tin tức khác

>   Cách nào chặn doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin? (24/10/2011)

>   Kế hoạch “đứng im” lên ngôi thời gian khó (24/10/2011)

>   Nhận diện Giám đốc quan hệ nhà đầu tư xuất sắc nhất tại Mỹ (Phần 1) (21/10/2011)

>   Xử phạt 600 triệu đồng 8 công ty chậm công bố thông tin (19/10/2011)

>   Offline Câu lạc bộ PTKT tháng 10 tại TPHCM và Hà Nội (11/10/2011)

>   Khơi thông kênh vốn tiềm năng (10/10/2011)

>   Nghĩ từ các vụ vỡ nợ khủng (10/10/2011)

>   SSI bị cảnh cáo do vi phạm quy chế giao dịch (07/10/2011)

>   Thêm 44 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã giao dịch (05/10/2011)

>   Sẽ có "án điểm" cho nghi án bán khống (04/10/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật