Thứ Hai, 24/10/2011 15:45

Nên thành lập Ủy ban tái cấu trúc ngân hàng

PGS-TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ - tài chính quốc gia, cho rằng, việc cấp thiết hiện nay là cần thành lập một ban hoặc ủy ban tái cấu trúc ngân hàng thương mại trực thuộc Thủ tướng.

Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, TS. Trần Hoàng Ngân đề xuất, thành viên của ban hoặc ủy ban này gồm có đại diện Ủy ban Giám sát tài chính, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán và các thành viên độc lập.

Bước đầu tiên cần triển khai là đánh giá chất lượng tài sản của ngân hàng thương mại xem hiệu quả đến đâu, đóng băng ở khâu nào để có biện pháp tháo gỡ. Tuy nhiên, phải áp dụng đồng thời biện pháp cấp cứu, như ngân hàng nào thiếu khả năng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước phải cử đoàn kiểm tra giám sát đặc biệt, thậm chí trực tiếp quản lý điều hành...

"Sau thời gian "điều trị", NH nào phục hồi được thì cho tái hoạt động; nếu không thì tiến hành thanh lý, sáp nhập", ông trả lời báo NLĐ.

Phản biện trên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - báo VietNamNet, độc giả Nghi Nguyen (nghi1958div@... ) cũng gợi ý 5 giải pháp mang tính cấp bách và lâu dài để lành mạnh và minh bạch hoá hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Một là, Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng bổ sung các văn bản quy định để quản lý các ngân hàng thương mại chặt chẽ hơn như nâng cao tỷ lệ vốn tối thiểu; hạ thấp tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Đặc biệt là nâng cao các chế tài xử lý các hình thức cố ý làm trái quy định pháp luật đối với các ngân hàng thương mại mà đứng đầu là người quản lý.

Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng đủ mạnh để thực hiện việc quản lý chặt chẽ, nghiêm minh. Chỉ có thực thi chế tài một cách nghiêm khắc thì các ngân hàng thương mại mới có ý thức chấp hành pháp luật cao.

Ba là, khi đủ cơ chế chính sách, đủ cán bộ có năng lực thực hiện thì người đứng đầu cần kiên quyết thực hiện nghiêm túc, xử lý kịp thời những ngân hàng cố tình làm trái quy định hoặc cố tình lách luật để cạnh tranh không lành mạnh; Kiên quyết xử lý những ngân hàng yếu kém cả về năng lực quản trị và tài sản "Có" đang bị rủi ro cao bằng cách yêu cầu các ngân hàng này tự chọn ngân hàng để sáp nhập hoặc yêu cầu các ngân hàng thương mại Nhà nước mua lại các ngân hàng này. Đặc biệt không được cứu các ngân hàng bằng tiền thuế của dân.

Bốn là, Ngân hàng Nhà nước thường xuyên thông tin đánh giá xếp loại các ngân hàng theo định kỳ quý từ đó tạo cơ sở để các ngân hàng tự xây dựng độ tin cậy cho khách hàng và cũng là cơ sở để loại bỏ những ngân hàng hoạt động yếu kém.

Năm là , Ngân hàng Nhà nước kiên quyết không cho thành lập ngân hàng do tập đoàn kinh tế đứng ra thành lập; cần bổ sung quy định chặt chẽ hơn đối với việc thành lập ngân hàng.

Ngọc Hà (tổng hợp)

Diễn đàn kinh tế VN

Các tin tức khác

>   Thanh khoản nhiều ngân hàng đã cải thiện (24/10/2011)

>   Một số việc cần làm trước khi tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (24/10/2011)

>   Thêm áp lực cho cam kết 1% (24/10/2011)

>   Vì sao lãi suất liên ngân hàng tăng cao? (24/10/2011)

>   TS Trần Hoàng Ngân: Có thể giảm trần lãi suất huy động (24/10/2011)

>   Bài toán ngân hàng: Bán cổ phần, sáp nhập... (24/10/2011)

>   Điều hành tỷ giá: NHNN tự làm khó mình (24/10/2011)

>   Ngân hàng Việt đã lún sâu vào khó khăn (24/10/2011)

>   Cảnh giác với hoạt động huy động vốn bất hợp pháp (23/10/2011)

>   Đổ vỡ tín dụng cá nhân: Khởi đầu hay kết thúc? (23/10/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật