Hạ lãi suất cho vay xuống 15%, BIDV giảm kế hoạch lợi nhuận
Từ ngày 20/10/2011, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay lần thứ ba và thấp nhất, hiện chỉ còn 15%/năm. Đây là thông tin mới nhất cho thấy những diễn biến tích cực xung quanh vấn đề lãi suất, điều mà rất nhiều người cũng như doanh nghiệp đang quan tâm.
Trả lời phỏng vấn báo chí ngành Ngân hàng, Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV cho rằng, quyết định này trước hết là để chia sẻ khó khăn với khách hàng. Và về lâu dài, điều này có lợi cho cả người vay và cho vay.
Thưa ông đâu là cơ sở để BIDV hạ lãi suất cho vay, nhất là trong bối cảnh huy động vốn có nhiều khó khăn như hiện nay?
Thứ nhất, trong điều kiện chi phí hoạt động kinh doanh nói chung của các doanh nghiệp tăng và với mức lãi suất vay như hiện nay doanh nghiệp khó có thể có lãi. Thứ hai, tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng 9 tháng qua chỉ tăng 8,16%. Điều này cũng xuất phát từ việc chỉ đạo của Chính phủ là tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô... và không quá chú trọng vào mục tiêu tăng trưởng. Mặt khác, Chính phủ cũng có thông điệp là vốn cho sản xuất không phải chủ yếu từ hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM). Do đó, Ban lãnh đạo BIDV đã quyết định tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay lần thứ ba.
Nhìn ra thế giới, có thể kể đến một số thương vụ sáp nhập lớn nhất trong lịch sử ngành tài chính - ngân hàng. Đầu tiên là vụ sáp nhập lớn chưa từng thấy trong lịch sử ngành Ngân hàng châu Âu nói riêng và trong ngành công nghiệp tài chính toàn cầu nói chung của hai ngân hàng ABN AMRO (Hà Lan) và Barclays PLC (Anh), hình thành nên tập đoàn ngân hàng hàng đầu thế giới tính theo số vốn thị trường. Kế tiếp là vụ sáp nhập của Bank of America với Merrill Lynch, giúp Bank of America đạt tham vọng đứng đầu ngành Ngân hàng nội địa của Mỹ xét theo tiêu chí tiền gửi và lượng vốn hóa thị trường. Vụ sáp nhập của Wells Fargo với Wachovia giúp Wells Fargo nâng tầm, đứng ngang hàng với các đối thủ tên tuổi khác tại Mỹ như JP Morgan Chase và Bank of America. Hoặc vụ sáp nhập của UFJ Holding với Mitsubishi Tokyo Financial Group để hình thành Mitsubishi UFJ Financial Group hùng mạnh nhất thế giới, vượt qua Citigroup về giá trị tài sản.
Trong lần giảm lãi suất cho vay này, chúng tôi mở rộng thêm đối tượng được ưu tiên (ngoài các đối tượng: Tài trợ hàng xuất khẩu; nông nghiệp nông thôn; doanh nghiệp nhỏ và vừa) là cho vay khu vực bão lũ. Hiện nay bão, lũ đang hoành hành trên diện rộng, ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. lãi suất cho vay tối đa đối với khách hàng thuộc đối tượng ưu tiên này là 15%/năm. Tùy theo diễn biến thị trường từ nay đến cuối năm, nếu có điều kiện, có thể BIDV tiếp tục điều chỉnh lãi suất cho vay.
Trong lần hạ lãi suất cho vay trước, BIDV cam kết dành 10 nghìn tỷ đồng cho vay các đối tượng ưu tiên. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện chúng tôi đã giải ngân hơn 8 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, sau cuộc làm việc với Bộ Giao thông - Vận tải, BIDV cam kết sẽ dành 3 nghìn tỷ đồng, lãi suất cho vay tối đa là 15,7%/năm để giải ngân từ nay đến cuối năm cho các dự án, công trình trọng điểm, cấp bách của ngành giao thông vận tải.
Vậy mục tiêu lợi nhuận của BIDV trong năm nay có bị ảnh hưởng không, thưa ông?
Việc tiết giảm lãi suất cho vay đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch lợi nhuận của ngân hàng. Nhưng điều quan trọng mà chúng tôi nghĩ đến là cộng đồng doanh nghiệp, những khách hàng của chúng tôi. Vì vậy cùng với việc giảm lãi suất cho vay, chúng tôi điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận của năm. Tuy nhiên, lợi nhuận ngân hàng không chỉ trông chờ vào tín dụng mà phải thông qua phát triển các dịch vụ, kinh doanh khác của ngân hàng. Trước mắt có thể ngân hàng phải chấp nhận giảm lợi nhuận, thậm chí không hưởng lợi từ việc cho vay để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Về lâu dài hai bên sẽ đều có lợi.
Ông nhận định như thế nào về tỷ giá và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng vừa qua?
Đây là những áp lực tạm thời. Lãi suất liên ngân hàng thời gian qua nóng lên không phải do các tổ chức tín dụng (TCTD) mất tính thanh khoản, mà quan trọng là những ngân hàng đang nắm giữ các giấy tờ có giá người ta không thực hiện giao dịch trên thị trường. Hệ thống ngân hàng cơ bản không mất thanh khoản. Nhưng ở đâu đó có một vài ngân hàng nhỏ có thể khó khăn tạm thời về thanh khoản. Và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ có chính sách để đưa thị trường về trạng thái bình thường trong thời gian tới.
Hiện thị trường ngoại hối có một số áp lực: Thứ nhất, các khoản vay ngắn hạn sẽ đáo hạn vào cuối năm nay. Thứ hai, nhu cầu về thanh toán thường tăng trong những tháng cuối năm nay. Tuy nhiên, chúng ta phải thấy rằng, NHNN đủ lực để can thiệp vào thị trường. Bên cạnh đó, thông thường dòng kiều hối sẽ chảy mạnh về trong những tháng cuối năm. Tôi nghĩ rằng sẽ không có áp lực gì gây căng thẳng cho NHNN. NHNN hoàn toàn có thể chủ động điều hành chính sách, bình ổn tỷ giá theo chủ trương không điều chỉnh tỷ giá quá 1% như Thống đốc đã nói.
Quan điểm của ông về vấn đề tái cơ cấu hoạt động ngân hàng, nhất là khi lãnh đạo một NHTMCP lớn tuyên bố thừa vốn để thực hiện sáp nhập ngân hàng nhỏ?
Về tái cơ cấu hoạt động ngân hàng, theo tôi việc này phải được làm vài năm về trước. Một đất nước mà có nhiều TCTD (toàn hệ thống đã có 52 NHTM, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 31 TCTD phi ngân hàng, 1 Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương, hơn 1.000 quỹ tín dụng cơ sở và 1 tổ chức tài chính quy mô nhỏ) như chúng ta hiện nay là điều không bình thường. Và chính điều đó làm hoạt náo thị trường tiền tệ ảnh hưởng đến việc duy trì và đảm bảo thực hiện chính sách tiền tệ.
Việc tái cơ cấu này cần thiết và phải làm sớm hơn so với kế hoạch năm 2015 của Nghị quyết Trung ương 3. Con đường tái cơ cấu, có thể là mua bán, sáp nhập. Nhưng nên có chính sách ưu tiên để các TCTD nhỏ hợp nhất. Tôi nghĩ NHNN nên làm thí điểm việc này. Lúc này, chúng tôi chưa có bình luận gì về việc mua bán hay sáp nhập ngân hàng nào. Nhưng BIDV là một định chế tài chính của Nhà nước, khi NHNN yêu cầu, kêu gọi thì chúng tôi sẽ tham gia.
thời báo ngân hàng
|