Thứ Hai, 10/10/2011 07:05

"Dọn nhà" đón cơ hội

TS Lê Đăng Doanh

TS Lê Đăng Doanh kể, nhiều doanh nghiệp (DN) ở các nước dầu mỏ đang tìm địa chỉ để chuyển dòng vốn đầu tư thay vì tập trung vào thị trường châu Âu như trước đây nói, nếu tình hình vĩ mô của VN tốt hơn, họ sẽ chọn VN.

Chia bớt đầu tư sang nhiều thị trường, đặc biệt là các thị trường mới nổi tại khu vực châu Á là xu hướng của các nhà đầu tư lớn trên thế giới vài năm trở lại đây. Xu hướng này càng trở nên mạnh hơn sau cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2009 và khủng hoảng nợ công châu Âu đang hoành hành. Cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nguồn vốn đang dịch chuyển là điều mà nhiều nước đã, đang làm và VN cũng không ngoại lệ. Nếu nhìn trực diện, khủng hoảng nợ công sẽ tác động không tốt lên xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp của VN. Bởi dù những nền kinh tế đang ngập trong khủng hoảng nợ công như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý... chiếm tỷ trọng không lớn trong xuất khẩu của VN. Tuy nhiên, tâm lý thắt chặt chi tiêu của người dân khối châu Âu nói chung cũng khiến việc bán hàng qua thị trường này bị ảnh hưởng. Nhiều DN trong ngành gỗ, thủy sản cho biết, tăng trưởng vào thị trường châu Âu đã chững lại và có nguy cơ giảm hơn nữa khi cuộc khủng hoảng nợ công vẫn tiếp tục có những diễn biến xấu đi. Tuy nhiên, qua câu chuyện của TS Lê Đăng Doanh ở trên và qua kinh nghiệm mà nhiều quốc gia trên đã làm, có thể khẳng định, nếu biết tận dụng tối đa cơ hội, lợi thế từ khủng hoảng còn nhiều hơn những bất lợi mà nó có thể tạo ra cho chúng ta.

Đơn cử như ở góc độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trước đây, chúng ta đẩy mạnh thu hút vốn FDI nhưng chưa chuẩn bị kỹ về hạ tầng, nhân lực, chính sách... nên vốn chảy vào khá nhiều mà hấp thụ chưa tương xứng. Thậm chí, có nhiều sự bất cập, hạn chế làm ảnh hưởng đến hình ảnh môi trường đầu tư của VN trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, sự chậm lại của dòng vốn FDI, vốn gián tiếp... do tác động từ cuộc khủng hoảng nợ công sẽ cho chúng ta có thêm thời gian để tái cấu trúc, sắp xếp và hoàn thiện thêm về cơ chế, chính sách, về cơ sở vật chất, hạ tầng để đón "làn sóng đầu tư mới" khi khủng hoảng qua đi. Trên thực tế, chuyện này cũng đã từng xảy ra. Đó là khi VN chính thức mở cửa thị trường bán lẻ năm 2009, rất nhiều đại gia phân phối trên thế giới đã lên chương trình "tấn công" thị trường nội địa. Nỗi lo bị mất thị phần ngay tại sân nhà đã khiến các DN bán lẻ trong nước, các nhà quản lý đau đầu. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009 đã cầm chân họ và tạo cho các DN trong nước có thêm thời gian để chuẩn bị. 3 năm qua, hệ thống Co.op Mart đã liên tục mở rộng quy mô trên khắp đất nước, nâng cao dịch vụ, chất lượng để có thể vững vàng đối mặt với các đại gia bán lẻ nước ngoài đã và sẽ vào VN...

“Dọn nhà” đón làn sóng đầu tư mới khi khủng hoảng qua đi là việc mà chúng ta phải làm ngay từ lúc này.

Nguyên Khanh

thanh niên

Các tin tức khác

>   Chỉ tiêu của Quốc hội có mang tính bắt buộc? (07/10/2011)

>   Thoái vốn đầu tư ngoài ngành: Chấp nhận một lần đau (07/10/2011)

>   Không nên dùng toàn bộ tiền vượt thu để giảm bội chi (07/10/2011)

>   Chính phủ muốn thu hút nhiều vốn tư nhân (06/10/2011)

>   Hết vốn ngân sách, nhà thầu thất nghiệp (06/10/2011)

>   Hướng mới trong chuyển dịch cơ cấu đầu tư (06/10/2011)

>   Thực phẩm sụt giá, còn “ngại” lạm phát cuối năm? (06/10/2011)

>   Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Nói đổi mới lần hai thì “to tát” quá (06/10/2011)

>   TPHCM: CPI sẽ được tính sát với giá cả thị trường (06/10/2011)

>   Nợ công: Cần một cơ chế kiểm soát (06/10/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật