Thứ Năm, 20/10/2011 07:39

Bài học về sự dễ dãi

Đã có thời kỳ người ta ồ ạt lướt sóng chứng khoán, đua nhau xin thành lập ngân hàng. Việc dễ dãi trong quản lý, dễ dãi đầu tư đã đem lại quả đắng nhiều hơn quả ngọt.

Sẽ tái cấu trúc, sắp xếp lại hệ thống ngân hàng kể cả mua bán, sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính nhỏ để tạo thành một số lượng các đơn vị lớn hơn nhằm bảo đảm hoạt động thanh khoản, an toàn hệ thống. Đó là khẳng định mà Ngân hàng Nhà nước mới đưa ra gần đây.

Những năm 2006- 2007, phong trào thành lập Ngân hàng diễn ra rầm rộ. Thành lập ngân hàng lúc đó được coi là vừa dễ ăn vừa là mốt thời thượng. Chỉ trong mấy năm, số ngân hàng đã vọt lên con số trên 40, chưa tính khoảng 60 ngân hàng, chi nhánh ngân hàng liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài, 12 công ty cho thuê tài chính…

Tuy số lượng nhiều nhưng hệ thống ngân hàng Việt Nam không mạnh do vốn ít, quản trị kém, năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Những điểm yếu này còn chưa bộc lộ khi nền kinh tế ổn định nhưng đến giai đoạn khủng hoảng, tất cả những hạn chế, yếu kém đã không thể che giấu được nữa.

Tương tự, trong thời kỳ kinh tế phát triển nóng, thị trường chứng khoán, bất động sản liên tục bị bơm căng. Lướt sóng chứng khoán, đầu cơ bất động sản dễ ăn đến mức hầu như cứ mua vào là thắng. Người người, nhà nhà mua gom cổ phiếu, chơi chứng khoán; nhiều người không cần phải sử dụng kiến thức gì, mua bán chỉ dựa theo những tin tức rỉ tai nhau mà vẫn lãi lớn. Trong những câu chuyện phiếm, để thêm sang, ai cũng có thể bàn về chuyện nhà đất, chứng khoán với sự lạc quan, tưởng như sự dễ dàng đó cứ kéo dài mãi.

Nhưng nay thị trường bất động sản thì lạnh ngắt, giá nhà đất liên tục giảm; thị trường chứng khoán lao dốc, phá hết đáy này đến đáy khác khiến nhà đầu tư mất hết niềm tin và không còn kiên nhẫn; ngân hàng đối mặt với rủi ro nợ xấu quá cao, thanh khoản kém; trong xã hội xảy ra nhiều vụ vỡ nợ mà số tiền mỗi vụ lên đến hàng trăm tỷ đồng… Phải chăng đây là hậu quả nhãn tiền từ việc quản lý yếu kém của cơ quan chức năng, của lối kinh doanh chụp giật, đầu tư nhưng lại thiếu kiến thức dẫn đến phát triển không bền vững?

Đề án tái cơ cấu ngân hàng để khắc phục những tồn tại, yếu kém của các ngân hàng đang được Ngân hàng Nhà nước xây dựng. Tuy nhiên, việc giải quyết hậu quả bao giờ cũng không dễ, khó tránh được thiệt hại và không thể xong trong một sớm một chiều.

Khi phong trào thành lập ngân hàng đang ở đỉnh điểm, đã có ý kiến cảnh báo về sự dễ dãi của cơ quan quản lý và vấn đề sẽ “thừa” ngân hàng ở Việt Nam nhưng không mấy ai quan tâm. Một kịch bản xấu đã được lường đến nhưng rất tiếc, nó lại xảy ra sớm hơn dự kiến.

Thế Vũ

Nhà báo và Công luận

Các tin tức khác

>   “Choáng” với lãi suất kỳ hạn dài (20/10/2011)

>   Thị trường ngân hàng sắp có biến động? (20/10/2011)

>   Nguyên thống đốc NHNN: USD sẽ không vượt mốc 22.000 (20/10/2011)

>   “Nóng” lãi suất liên ngân hàng (19/10/2011)

>   Vàng bình ổn 'bóc mẽ' tỷ giá đen trong ngân hàng (19/10/2011)

>   Quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam (19/10/2011)

>   Tái cơ cấu ngân hàng yếu kém: Sáp nhập hay bơm vốn để “giải cứu”? (19/10/2011)

>   Lãi suất tín dụng đen lên đến 40% một tháng (19/10/2011)

>   Doanh nghiệp trả nợ, ngân hàng đi vay (19/10/2011)

>   TGĐ Eximbank: “Tỷ giá hối đoái sẽ không còn quá ổn định” (19/10/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật