Chủ Nhật, 25/09/2011 01:10

QST, KTS và HAD có nguy cơ vào diện bị kiểm soát

(Vietstock) – QST, KTS và HAD là 3 mã cổ phiếu có nguy cơ vào diện bị kiểm soát theo quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở GDCK Hà Nội (HNX).

Theo quy định số 420/QĐ-TTGDHN, cổ phiếu và trái phiếu niêm yết được đưa vào diện bị kiểm soát khi không có giao dịch trong vòng 60 ngày.

Nếu chiếu theo quy định này, CTCP Sách & TB Trường học Quảng Ninh (HNX: QST) nhiều khả năng bị đưa vào diện kiểm soát do từ 10/06 đến 23/09, tương ứng với 75 phiên, cổ phiếu này không có giao dịch. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy HNX thông báo đưa cổ phiếu QST vào diện bị kiểm soát.

Hai mã cổ phiếu cũng không có giao dịch một thời gian dài là CTCP Đường Kon Tum (HNX: KTS) và CTCP Bia Hà Nội - Hải Dương (HNX: HAD), tương ứng với 40 phiên (từ 29/07 đến 23/09) và 31 phiên (18/08 – 23/09) không có giao dịch.

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến cổ phiếu không có giao dịch thời gian dài. Trong đó, yếu tố cơ cấu cổ đông mang tính dẫn dắt. Có những cổ đông lớn chiếm tỷ lệ chi phối tại doanh nghiệp nhưng không tiến hành giao dịch dẫn đến cổ phiếu thiếu tính thanh khoản.

Theo cơ cấu của HAD tại ngày 14/03/2011, cổ đông lớn nắm giữ 65.22%; cổ đông sở hữu từ 1% đến dưới 5% chiếm 3.2%; cổ đông sở hữu dưới 1% cổ phiếu chiếm 30.71%. Còn xét về mặt cổ đông sáng lập, có thể thấy tỷ lệ này ở HAD là khá cao khi chiếm đến 59.53%. Trong lịch sử giao dịch của cổ phiếu này tính từ ngày 14/03 đến nay, chỉ có CTCP Chứng khoán NH Đầu tư và Phát triển VN (HOSE: BSI), cổ đông lớn của HAD là có thực hiện giao dịch lướt sóng với khối lượng tối đa 800,000 cp. Ngoài ra không có bất kỳ nhà đầu tư nào mặn mà tham gia thị trường.

Tại KTS, hai cổ đông lớn là Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) và Công ty TNHH Kim Hà Việt đã chiếm đến 83.64% vốn theo cơ cấu cổ đông chốt ngày 03/12/2010. Sau thời gian này, không thấy có bất kỳ giao dịch nào đáng chú ý đối với cổ phiếu KTS.

Tuy nhiên, cũng không ngoại trừ khả năng nội tại doanh nghiệp chưa được tốt khiến nhà đầu tư không quan tâm đến cổ phiếu.

Ngoài ra cũng có trường hợp do hoạt động công bố thông tin, quan hệ cổ đông (IR) chưa hiệu quả khiến nhà đầu tư chưa thấy được sức hấp dẫn của cổ phiếu. Ví dụ như trường hợp của KTS, doanh nghiệp này tính đến nay đã gần 10 tháng góp mặt trên sàn, cũng là một doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khá ấn tượng. Lợi nhuận sau thuế và EPS liên tục tăng trưởng từ năm 2008 đến nay. Trong 6 tháng đầu năm 2011, KTS ghi nhận 50.7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 4 lần cùng kỳ năm trước, vượt 50% kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thông qua (33.75 tỷ đồng). Đặc biệt, EPS năm 2010 và 6 tháng đầu 2011 đều ở mức khủng (2010: 11,139 đồng;  6 tháng 2011: 16,897 đồng). Với kết quả này, KTS quyết định chi trả cổ tức 2011 bằng tiền và cổ phiếu lên đến 60%  (mỗi loại 30%). Năm 2010, cổ tức của công ty cũng khá cao với 30% bằng tiền. Một doanh nghiệp trông có vẻ hấp dẫn nhưng vẫn không có được giao dịch sôi nổi trên sàn.

KQKD của QST, KTS và HAD từ 2008 đến tháng 6/2011

Chỉ tiêu

6T/2011

% cùng kỳ

6T/2010

Năm 2010

Năm 2009

Năm 2008

QST

DTT (Tr. Đ)

22,857

7.05

21,353

46,588

44,878

45,130

LNST (Tr. Đ)

251

478.83

43

3,200

3,250

3,204

EPS (đ)

186

 

32

2,370

2,408

2,373

KTS

DTT (Tr. Đ)

228,302

291.73

58,281

154,422

108,548

48,019

LNST (Tr. Đ)

50,692

319.46

12,085

33,418

12,193

4,106

EPS (đ)

16,897

319.49

4,028

11,139

4,064

1,369

HAD

DTT (Tr. Đ)

87,910

-19.25

108,867

248,644

250,715

220,231

LNST (Tr. Đ)

7,307

-36.51

11,509

28,625

25,247

16,472

EPS (đ)

1,827

-36.50

2,877

7,156

6,312

4,118

Nguồn: VietstockFinance

Tăng thanh khoản!

Việt Nam khác biệt với nước ngoài, điều kiện niêm yết không cần phải có ít nhất hai nhà tạo lập thị trường. Đối với trường hợp cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát do không có giao dịch, bản thân doanh nghiệp cũng nên có một số động thái “cứu” cổ phiếu.

Đã qua rồi cái thời “hữu xạ tự nhiên hương”, doanh nghiệp cần thường xuyên công bố thông tin, tăng cường quan hệ IR hơn nữa để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Ngoài ra, một số cổ đông lớn cũng có thể bán ra thị trường để tạo cung cầu cho cổ phiếu. Bằng không, bản thân doanh nghiệp nên mạnh dạn rút lui do hàng hóa đã không thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư thì khó mà thực hiện được vai trò huy động vốn, đặc biệt là trong bối cảnh thừa nguồn cung như hiện nay.

Cũng cần phải nói thêm, thời gian vừa qua dự luận đã nói rất nhiều về trường hợp phá sản của DVD bị bưng bít thông tin một thời gian dài. Đối với trường hợp khác, liệu sau này xảy ra sự cố, trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Nhà đầu tư kêu oan sẽ dựa vào đâu trong khi bản thân Nhà nước chưa thấy ban hành văn bản tự chịu trách nhiệm? Thêm vào đó, hiện không có một tiêu chí, chế tài nào cho doanh nghiệp bị vào diện kiểm soát nên việc có cảnh báo hay không chưa thấy rõ được sự khác biệt. Thiết nghĩ, UBCKNN và các Sở GDCK cần mạnh tay hơn nữa đối với các trường hợp này.

Bội Mẫn

Các tin tức khác

>   Lãi lớn, cổ phiếu cao su có tăng giá? (23/09/2011)

>   Bán ròng 40 tỷ đồng, chuỗi ngày ”xả hàng” của khối ngoại chưa kết thúc (23/09/2011)

>   23/09: Bản tin 20 giờ qua (23/09/2011)

>   Kịch bản nào cho MSN? (22/09/2011)

>   Khối ngoại ồ ạt xả hàng, KDC được gom mạnh 81 tỷ đồng (22/09/2011)

>   Giám sát doanh nghiệp niêm yết nhìn từ vụ DVD (22/09/2011)

>   Có tiền đầu tư vào đâu? (22/09/2011)

>   “Đánh thức” tài khoản nhà đầu tư (22/09/2011)

>   Chứng khoán bị đánh xuống mạnh: Ý đồ gì? (22/09/2011)

>   22/09: Bản tin 20 giờ qua (22/09/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật