Thứ Sáu, 23/09/2011 15:05

Các nhà máy đường ở ĐBSCL vào vụ ép mới

Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam cho biết ngày 25 và 26/9 tới sẽ có 4 nhà máy đường (NMĐ) trong khu vực ĐBSCL là Phụng Hiệp, Vị Thanh, Long Mỹ Phát và Thới Bình chính thức bước vào vụ ép mới; 5 NMĐ còn lại sẽ khởi ép vào đầu tháng 10, riêng NMĐ Hiệp Hòa (Long An) vào vụ trễ nhất, vào ngày 20/10.

Cũng theo ông Long, mặc dù diện tích mía năm nay tăng không đáng kể, dự kiến khoảng từ 30.000 đến 31.000 héc ta nhưng do năng suất tăng nên sản lượng mía dự kiến sẽ tăng khoảng 15% so với năm trước, tạo được nguồn nguyên liệu dồi dào cho các NMĐ hoạt động. Ngoài ra, sự đồng thuận của các NMĐ trong khu vực cũng được thể hiện cao hơn các năm trước.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các NMĐ trước đầu vụ ép năm nay là giá mía tăng cao ngay từ đầu vụ. Thêm vào đó, do người dân muốn tăng năng suất mía nên đã bón phân đạm nhiều ở thời kỳ cuối vụ, làm cho chữ đường trong mía giảm, mía bị non trở lại.

Hiện các NMĐ trong khu vực đã thông báo giá thu mua mía nguyên liệu tại rẫy đối với mía có chữ đường 10 CCS là 1.000 đồng/kg, tăng hay giảm 1 CCS thì giá mua cũng tăng hoặc giảm theo 70 đồng/kg. Tùy theo khoảng cách xa hay gần cầu cảng NMĐ mà giá thu mua tại cầu cảng tăng thêm nhiều hay ít. Cụ thể, giá mua mía tại cầu cảng NMĐ Phụng Hiệp là 1.070 đồng/kg đối với mía có chữ đường 10 CCS và tại cầu cảng NMĐ Vị Thanh là 1.090 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với giá mía ở đầu vụ năm trước.

TBKTSG ONLINE

Các tin tức khác

>   Chung quanh hạt gạo xuất khẩu (23/09/2011)

>   Thị trường cà phê: Liffe vươn tay đến Việt Nam (22/09/2011)

>   Cao su vẫn tắc ở mậu biên, giá giảm (22/09/2011)

>   Khách mua gạo từ bỏ Thái Lan để tìm đến Việt Nam (22/09/2011)

>   Đòi lại Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột: Ngoại giao trước, khởi kiện sau (22/09/2011)

>   Những “căn bệnh” trầm kha của cà phê Việt (22/09/2011)

>   Có thể lấy lại nhãn hiệu Buôn Ma Thuột (22/09/2011)

>   Xuất khẩu nhì thế giới, 90% dân VN ăn gạo kém chất lượng (22/09/2011)

>   Cà phê Việt Nam trước nguy cơ thua trên sân nhà (21/09/2011)

>   Thị trường gạo thế giới sẽ không biến động mạnh (20/09/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật