Thứ Hai, 08/08/2011 06:13

Tài khóa và tiền tệ chặt, không 'thắt'

Với chính sách tài khoá và tiền tệ, chặt chẽ là yêu cầu đầu tiên và liên tục để đảm bảo đồng vốn bỏ đúng nơi, đúng chỗ, tiết kiệm và hiệu quả, tạo ra tăng trưởng cao nhất nhưng mang lại ít hệ lụy trái chiều nhất.

Mới nhậm chức, tân Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - lãnh đạo hai cơ quan thực thi các chính sách có tính quyết định tới việc kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô - đã thể hiện những quan điểm về việc thực hiện chủ trương lớn này của Chính phủ.

Cả hai đều gặp nhau ở một điểm là thay cho việc sử dụng "thắt chặt" để nói về các chính sách tiền tệ và tài khóa thì lại cùng nhắc tới "chặt chẽ".

Theo đó, chính sách tiền tệ chặt chẽ là đảm bảo kìm chế lạm phát nhưng cũng đảm bảo tăng trưởng kinh tế hợp lý, không gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và đến an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, tài khóa chặt chẽ có thể hiểu là đảm bảo việc sử dụng tài chính một cách hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm để không lãng phí, gây ra lạm phát nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu của đầu tư phát triển và an sinh xã hội.

Thực tế, dù ủng hộ chủ trương chống lạm phát của Chính phủ với các chính sách nhiều lần được gọi là "thắt chặt", song một số chuyên gia luôn bày tỏ lo ngại, rằng những tác động trái chiều của nó có thể khiến tăng trưởng bị kìm hãm, tác động tới sự phát triển kinh tế; an sinh và ổn định của đất nước.

Vì thế, dù có thắt chặt thì Việt Nam vẫn luôn cần một mức tăng trưởng nhất định. Mức tăng trưởng đó được mặc định là tối thiểu phải đáp ứng được việc làm cho lực lượng lao động tăng thêm mỗi năm trên 1 triệu người.

Với mong muốn này, bản chất của các chính sách "chặt chẽ" được nhắc đến trên đây thật là đáng quý. Chính vì thế, nhiều người đã tỏ ra vui mừng trước điều này và cho đây là tín hiệu mới đầy hy vọng.

Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy nhiều điều trái ngược. Trong những năm gần đây, lạm phát Việt Nam liên tục tăng vượt ngoài dự báo và ở mức hai con số. Việt Nam được xếp vào hàng nước có lạm phát cao nhất thế giới. Đi cùng với lạm phát là những bất ổn vĩ mô ngày càng lộ rõ.

Nguyên nhân cơ bản của tình trạng ngày đã được chỉ ra là do chính sách tiền tệ và tài khóa bị buông lỏng, với hai biểu hiện dễ thấy nhất là tín dụng tăng trưởng quá cao, thâm hụt ngân sách và đầu tư công hiệu quả thấp.

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng luôn tăng ở mức cao. Năm thấp nhất cũng xấp xỉ 30%, còn năm cao đã vươn tới khoảng 50%. Với lượng tiền lớn được tung ra thị trường một cách dễ dãi và luôn vượt xa mục tiêu đề ra, nhưng lại thiếu cách nhìn nhận đúng về nguy cơ và có biện pháp chẩn chỉnh kịp thời đã gây nên hiệu ứng lạm phát cao kéo dài.

Trong khi đó, thâm hụt ngân sách dường như là một thói quen của chi tiêu công. Cơ quan giám sát đã nhiều lần cảnh báo và cơ quan quản lý cũng không ít lần đề ra chỉ tiêu giảm thâm hụt, nhưng đến nay chưa cải thiện được là bao.

Còn với đầu tư công, lượng vốn bỏ ra ngày càng lớn thì hiệu quả đầu tư ngày càng thấp, với chỉ so ICOR tăng cao, lên đến gần 10.

Đáng nói hơn, thực tế này dù được cảnh báo nhiều lần, Chính phủ đã nhận ra nhưng ngay cả những lúc yêu cầu cắt giảm đầu tư công thì nguồn vốn này vẫn tăng cao hơn trước đó.

Chặt chẽ để đảm bảo lạm phát thấp, tăng trưởng cao và bền vững là điều lý tưởng. Bất cứ một nền kế nào, Chính phủ điều hành điều luôn đề cao sự chặt chẽ để đảm bảo phát triển bền vững. Với thực tế ở Việt Nam, điều đó càng trở nên cần thiết và đáng lẽ phải được thực hiện từ lâu.

Song, với những gì đang diễn ra và kết quả chúng ta có được lại hoàn toàn đi ngược với yêu cầu cũng như mong muốn. Hậu quả là những khó khăn và nguy cơ chúng ta đang đối mặt.

Với những chủ trương và chính sách đã đề ra, chặt chẽ hay thắt chặt đều phải hướng tới mục tiêu cao nhất là kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô và phát triển bền vững. Để làm điều đó, chặt chẽ là yêu cầu đầu tiên và liên tục để đảm bảo đồng vốn bỏ đúng nơi, đúng chỗ, tiết kiệm và hiệu quả, tạo ra tăng trưởng cao nhất nhưng mang lại ít hệ lụy trái chiều nhất.

Điều đó đòi hỏi chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ. Đặc biệt, hai chính sách này cần được phối hợp đồng bộ, thay vì "mỗi người một phách" như hiện nay.

Tất nhiên, để thực hiện điều này thì đòi hỏi cả sự lãnh đạo điều hành quyết liệt và chặt chẽ hơn. Đó không chỉ là một đòi hỏi tức thời, một chính sách "cấp cứu" ngắn hạn mà phải là nguyên tắc quản lý, một yêu cầu của phát triển.

Lê Khắc

diễn đàn kinh tế việt nam

Các tin tức khác

>   Tiền không có, giá không nắm - Điều tiết thị trường thế nào? (07/08/2011)

>   Tỷ giá trong tầm kiểm soát (07/08/2011)

>   Hai thử thách đầu tiên chờ Thống đốc Nguyễn Văn Bình (07/08/2011)

>   “Không nên áp dụng lâu dài” thắt chặt tiền tệ (05/08/2011)

>   “Chính sách tiền tệ chặt chẽ”: Tư tưởng lớn gặp nhau? (05/08/2011)

>   3 ưu tiên của tân Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (05/08/2011)

>   Nguyên Tổng Kiểm toán Nhà nước: Càng được tín nhiệm càng nhiều áp lực (02/08/2011)

>   Ông Đinh Tiến Dũng làm Tổng kiểm toán Nhà nước (02/08/2011)

>   Quốc hội chọn Tổng kiểm toán mới (01/08/2011)

>   Kho bạc Nhà nước từ chối chi 37 tỷ đồng (29/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật