Thứ Hai, 08/08/2011 18:07

Cảnh báo nguy cơ “lật” người bán cổ phiếu OTC

Lần đầu tiên trong lịch sử TTCK, bản án tù chung thân đã được tuyên phạt hôm 1/8 đối với bị cáo Đoàn Vũ Thanh Nghĩa trong vụ lừa đảo chiếm đoạt hơn 46 tỷ đồng chứng khoán OTC.

Liệu các tranh chấp, kiện tụng tương tự có xảy ra trong thời gian tới? NĐT cần rút ra kinh nghiệm gì? ĐTCK đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Kim Long, Giám đốc Luật & Kiểm soát nội bộ, CTCK Sài Gòn (SSI).

Tòa vừa xử chung thân vụ lừa đảo chiếm đoạt hơn 46 tỷ đồng chứng khoán OTC. Đây có phải là mức xử phạt cao nhất liên quan đến giao dịch chứng khoán không, thưa ông?

Theo thông tin trên báo tôi được biết thì bị cáo bị truy cứu với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mà ở đó chứng khoán là công cụ, là một loại tài sản, giống như nhà cửa, xe cộ, tài sản khác, chứ không phải là tội vi phạm những quy định về chứng khoán như giao dịch, phát hành… Thực ra, vi phạm hình sự trong chứng khoán chỉ liên quan đến 4 hành vi, được quy định trong 3 tội danh là: tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; tội thao túng giá chứng khoán; tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán (các tội danh này có mức phạt tù cao nhất là 7 năm).

Với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì khung hình cao nhất hiện nay là tù chung thân. Trước đây, với tội danh này, thì bị cáo có thể nhận mức án tử hình.

Ông có cảnh báo gì về các giao dịch chứng khoán không kín kẽ dễ dẫn đến tranh chấp, kiện tụng? Liệu các tranh chấp, kiện tụng tương tự có xảy ra trong thời gian tới?

Người đầu tư chứng khoán đều hiểu mạo hiểm cao đi liền với lợi nhuận lớn. Do đó, NĐT thường nghĩ, muốn sinh lời thì càng phải liều, nếu kín kẽ thì khó kỳ vọng vào khoản lãi cao được.

Thực tế, đây là vụ việc được kết án đối với sự việc xảy ra từ thời điểm năm 2007, khi thị trường còn "sốt nóng", khi NĐT mua chứng khoán OTC theo kiểu trao tay, coi nhẹ thủ tục pháp lý.

2 năm trở lại đây, với thị trường UPCoM đã đi vào hoạt động, tôi nghĩ những vi phạm trong giao dịch cổ phiếu OTC tương tự sẽ khó xảy ra. Bởi lẽ, NĐT ngày càng trưởng thành; chợ OTC tự do đang dần thu hẹp, giao dịch được đưa vào chợ tập trung; cổ phiếu cũng không còn nóng sốt như hồi xưa để mọi người tranh mua, tranh bán, đưa tiền trao tay, bất chấp rủi ro pháp lý. Hơn thế, tại thời điểm này, cổ phiếu trên thị trường OTC gần như đóng băng, nếu có mua bán thì cũng chặt chẽ hơn.

Tuy nhiên, những sự việc tương tự vẫn có thể xảy ra, thể hiện dưới hình thức này hay hình thức khác, hoặc là hậu quả của các giao dịch trong quá khứ. Tội phạm lúc nào cũng đi trước luật pháp.

Theo ông, thị trường cổ phiếu OTC bây giờ dễ xảy ra tranh chấp theo kiểu gì? NĐT cần lưu ý điểm gì?

Với thị trường OTC hiện tại, dù không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra việc người mua tìm cách "lật" người bán để lấy lại tiền do lỡ mua giá cao vin vào các sai sót pháp lý trong giao dịch.

Theo tôi, trong giao dịch cổ phiếu OTC, NĐT cần kiểm tra trực tiếp tại tổ chức phát hành về thông tin trong sổ đăng ký cổ đông và kiểm tra xem cổ phiếu có thuộc dạng được tự do chuyển nhượng hoặc đang bị dùng làm tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ dân sự nào không, cũng tương tự như người mua nhà đi kiểm tra sổ đỏ, quy hoạch vậy.

Vụ việc nêu trên còn liên quan đến nhiều người khác nhau, người bị hại của người bị hại. Nếu phát sinh trường hợp người môi giới (giữa người bị hại với bị cáo), người gián tiếp gây thiệt hại, thì có chịu hình phạt nào không, thưa ông?

Trường hợp này còn căn cứ vào kết quả điều tra của cơ quan điều tra, nếu bên môi giới cũng biết bị cáo cố ý lừa đảo và cùng thực hiện với bị cáo thì có thể bị truy cứu với tư cách là đồng phạm (cùng phạm tội), Nếu họ biết, không cố tình thực hiện chung, nhưng không đi tố cáo thì có thể bị truy cứu tội không tố giác tội phạm. Còn nếu người môi giới không biết, mà chỉ vô tình môi giới thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng việc xác định này sẽ không dễ, vì liên quan đến nhận thức của con người.

Kim Lan thực hiện

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   TTCK: Chờ đợi thế hệ quỹ đầu tư thứ ba (08/08/2011)

>   FPTS khuyến nghị mua vào cổ phiếu FDG và SVI (07/08/2011)

>   Thực trạng buồn của ngành quản lý quỹ nội địa (06/08/2011)

>   CLB PTKT Tháng 8: Làm thế nào để tránh mua cổ phiếu “lao dốc không phanh”? (05/08/2011)

>   Công ty chứng khoán - Ai còn, ai mất? (04/08/2011)

>   Tù chung thân vì lừa 46 tỷ đồng chứng khoán OTC (03/08/2011)

>   Tháng 7, thêm 60 NĐT nước ngoài được cấp mã giao dịch (02/08/2011)

>   Lỗ hổng ủy thác đầu tư (01/08/2011)

>   Cổ đông lớn của VNC bị phạt 40 triệu đồng (01/08/2011)

>   TTCK: Chén mừng… xin đợi (29/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật