Chủ Nhật, 17/07/2011 20:46

Thị trường tuần 18 – 22/07 dưới góc nhìn công ty chứng khoán

(Vietstock) – Đa số các công ty chứng khoán đều giữ quan điểm e dè đối với thị trường tuần tới khi thời điểm công bố CPI tháng 7 và kết quả kinh doanh quý 2 của doanh nghiệp đang đến rất gần.

Kỳ vọng CPI sẽ tác động xu hướng thị trường

Công ty Chứng khoán ACB (ACBS): Thị trường đã có một tuần giao dịch èo uột và thanh khoản giảm mạnh. Khối ngoại đã có một tuần giao dịch cầm chừng, trong khi đó khối tự doanh bán khá mạnh. Tính trong cả tuần khối ngoại bán ròng 2 tỷ đồng trên HOSE và hơn 6 tỷ đồng trên HNX. Như vậy, khối ngoại vẫn tiếp tục xu hướng bán ròng của mình dù đã giảm khá nhiều so với 2 tuần trước đó. Điều này cho thấy lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam vẫn chưa trở lại.

Điểm đáng lưu ý trong tuần chính là khối tự doanh của các công ty chứng khoán tiếp tục bán ra khá mạnh. Tính trong 4 phiên đầu giao dịch đầu tuần khối tự doanh đã bán ròng 323 tỷ đồng. Mặc dù phần lớn việc bán ròng này thực hiện qua giao dịch thỏa thuận nhưng nó cũng đã ảnh hưởng đến cung cầu của thị trường và yếu tố tâm lý nhà đầu tư.

Vietstock nhận định:

 VN-Index – Cơ hội sẽ xuất hiện tại ngưỡng 400? Trong báo cáo tuần ngày 01/07/2011, chúng tôi đã đề cập đến mẫu hình cờ đuôi nheo hướng xuống cho khả năng VN-Index về vùng giá mục tiêu 400. Khối lượng giao dịch vẫn duy trì mức thấp chưa cho thấy VN-Index có sự biến động đủ mạnh để phá xu hướng giảm theo trung hạn hay ít nhất là sự thay đổi giá mục tiêu của mẫu hình cờ đuôi nheo như trong hình. (Xem thêm)

Vấn đề vĩ mô đáng chú ý trong tuần chính là thông tin về hàng hóa tăng mạnh được bình luận rộng rãi khiến cho giới đầu tư lo ngại lạm phát tháng 7 có thể tăng mạnh trở lại. Trước thực trạng đó kỳ vọng giảm lãi suất cũng đã bị lung lay. Ngoài ra, hiện tại dường như các doanh nghiệp đã bị “ngấm đòn” bởi bất ổn vĩ mô, ngoài ra rủi ro của hệ thống ngân hàng vẫn đang ngày một tăng. Do vậy, rõ ràng chưa thể kỳ vọng nhiều vào sự xoay chiều của thị trường.

Tuần giao dịch tới thông tin về lạm phát và chính sách sẽ tác động mạnh tới thị trường. Có thể CPI tăng cao hơn kỳ vọng và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý thị trường. Do vậy, ACBS vẫn cho rằng nhà đầu tư nên thận trọng với xu hướng thị trường.

Dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật ACBS cũng nhận thấy thị trường đang bị suy yếu mạnh. Khả năng phục hồi của thị trường là khá thấp. Tuy nhiên, cơ hội từ sự phân hóa vẫn tiếp tục hiện diện.

Ít ảnh hưởng bởi CPI

CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI): VN-Index đã có một tuần sụt giảm tương đối mạnh so với những biến động trước đó. Kết thúc tuần VN-Index giảm 16 điểm (-3.7%) với mức thanh khoản không thay đổi nhiều so với tuần trước. Có những dấu hiệu cho thấy thị trường có thể đang trong giai đoạn trung gian xu thế với dạng mô hình cái nêm hoặc lá cờ (falling wedge/flag).

Tuần qua thị trường đón nhận nhiều báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp niêm yết, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Bức tranh tổng quát vẫn mang gam màu xám khi số công ty chứng khoán báo cáo lỗ lũy kế 6 tháng đầu năm tới 61/105 công ty. Tuy nhiên trong đó cũng có nhiều điểm sáng khi một số công ty bắt đầu có lãi trở lại trong quý 2.

Giá thực phẩm ở Hà Nội tiếp tục giữ mức giá cao. Trong tuần qua, do giá vàng thế giới tăng mạnh khiến vàng trong nước đã tăng cao mức trên 39 triệu đồng/lượng. Các cơ quan quản lý đang nhanh chóng triển khai các biện pháp kiềm chế đà tăng của giá các mặt hàng lương thực thực phẩm. CPI tháng 7 hiện được dự báo ở mức tăng tương đối cao so với các tháng 5, 6.

Trong tuần tới, báo cáo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục được công bố. CPI tháng 7 có thể tăng cao đã được dự báo từ lâu trước đó và có khả năng đã có ảnh hưởng nhất định tới thị trường khi dòng tiền chảy vào rất hạn chế.

Thị trường tuần qua thể hiện trạng thái cung – cầu thăm dò, và đã không thể tăng/giảm mạnh. Với khối lượng giao dịch ở mức thấp và luôn tạo các đỉnh thấp dần (lower low) trong khi chỉ số/giá lại giảm ít, dấu hiệu cho thấy có khả năng thị trường đang trong mô hình trung gian xu hướng, có thể ở dạng cái nêm (falling wedge) hoặc lá cờ. Nhà đầu tư nên hạn chế các giao dịch, và kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu hoàn thiện hoặc phá vỡ mô hình để tránh được rủi ro trong ngắn hạn.

Khó giảm về dưới 70 điểm

CTCP Chứng khoán BIDV (BSI): Rủi ro từ thế giới và những diễn biến gần đây trên thị trường hàng hóa trong nước khiến khả năng Ngân hàng Nhà nước có những điều chỉnh mạnh tay trong thời gian tới khó xảy ra. Các vấn đề vĩ mô trong nước còn không ít, do đó khó kỳ vọng chính sách có sự đảo chiều đột ngột trong thời gian ngắn. Biến động của thị trường chứng khoán vẫn chỉ có thể kỳ vọng ở các yếu tố kĩ thuật, khi giá đủ hấp dẫn dòng tiền sẽ tạo được một xu thế đi ngang.

BSI cho rằng thị trường không dễ dàng sụt giảm mạnh dưới mức 70 điểm của HNX-Index trong tương lai gần. Nếu kịch bản này xảy ra, nhiều khả năng thị trường sẽ có một đợt hồi phục. Với kịch bản lạc quan, đợt hồi phục này thậm chí có thể chấm dứt chu kì sụt giảm.

Với kịch bản kém lạc quan, BSI cho rằng đợt hồi phục này cũng đủ để nhà đầu tư rút khỏi thị trường trong T+4 mà ít khả năng thua lỗ. Chính bởi lợi thế khá lớn của bên mua, thị trường không dễ giảm mạnh, mà nhiều khả năng sẽ giảm từ từ. Khi xu hướng giảm dài hạn vẫn chưa được xác nhận đã qua, chưa có tín hiệu cần phải vội vàng, do đó, ưu tiên hàng đầu vẫn là thận trọng với các cơ hội kém chắc chắn.

Có thể giải ngân ở vùng 385-400

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS): Trong tuần tới với tình hình vĩ mô khó có những đột biến, kết hợp với báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 của hầu hết các doanh nghiệp niêm yết dự tính không mấy khả quan. Đối với nhà đầu tư dài hạn trường vốn vẫn có thể giải ngân vào các mã cơ bản tốt. Nhà đầu tư lướt sóng nên kiên nhẫn chờ đợi và có thể xem xét giải ngân khi VN-Index tiến về test vùng hỗ trợ 385-400.

Nếu Vn-Index test thành công vùng 410-412 thì khả năng tăng điểm mạnh trong ngắn hạn sẽ không nhiều, nên nhà đầu tư lướt sóng tham gia vào thị trường sẽ rất rủi ro. Còn khi rơi mạnh về vùng 380-400 lòng tham của giới đầu cơ sẽ tăng mạnh, do vậy nhà đầu tư lướt sóng T+4 chịu được rủi ro tham gia thị trường thì xác suất mang lại lợi nhuận sẽ cao hơn.

Minh An

Các tin tức khác

>   Thị trường ngày 15/07 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (14/07/2011)

>   Đi ngang nhưng vẫn có cơ hội từ sự phân hóa (14/07/2011)

>   Thị trường ngày 14/07 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (13/07/2011)

>   Bán khống không phải là "tội đồ" (13/07/2011)

>   Nên thành lập Hiệp hội Các nhà đầu tư nhỏ lẻ (13/07/2011)

>   Day-trading: Tối ưu hóa lợi nhuận nhưng cũng dễ  “say sóng” (12/07/2011)

>   Thị trường ngày 13/07 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (12/07/2011)

>   Thị trường ngày 12/07 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (11/07/2011)

>   Thị trường tuần 11-15/07 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (10/07/2011)

>   Cổ phiếu nào đang hấp dẫn? (10/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật