Chủ Nhật, 17/07/2011 08:00

Technical View – Thị trường: Tuần 18 - 22/07/2011

(Vietstock) – Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chi tiết thị trường Việt Nam (VN-Index, HNX-Index), thị trường Mỹ (Dow Jones), thị trường Châu Á (Nikkei 225) và thị trường Châu Âu (FTSE 100).

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Ngắn hạn: VN-Index – Cơ hội sẽ xuất hiện tại ngưỡng 400? HNX-Index – Nguy cơ vẫn rình rập tại ngưỡng hỗ trợ 71.70 tương ứng Fibo 61.8%

VN-Index – Cơ hội sẽ xuất hiện tại ngưỡng 400? Trong báo cáo tuần ngày 01/07/2011, chúng tôi đã đề cập đến mẫu hình cờ đuôi nheo hướng xuống cho khả năng VN-Index về vùng giá mục tiêu 400. Khối lượng giao dịch vẫn duy trì mức thấp chưa cho thấy VN-Index có sự biến động đủ mạnh để phá xu hướng giảm theo trung hạn hay ít nhất là sự thay đổi giá mục tiêu của mẫu hình cờ đuôi nheo như trong hình.

Thông thường, sau khi phá vỡ mẫu hình cờ đuôi nheo sẽ có những phiên giảm giá rất mạnh (wash-out) về vùng giá mục tiêu, điều này được lý giải do sự nén lại cực độ tâm lý của nhà đầu tư khi hoàn chỉnh các mẫu hình. Theo lý thuyết, VN-Index đã bỏ lỡ cơ hội xuất hiện những phiên giảm giá mạnh (wash-out) khi liên tục biến động giảm trong biên độ hẹp cùng với khối lượng thấp. Chính những thân nến đỏ nhỏ liên tục xuất hiện trong 2 tuần gần đây khi VN-Index phá vỡ mẫu hình cờ đuôi nheo cho khả năng tăng trở lại theo kỹ thuật.

Chúng tôi cho rằng, nhiều khả năng VN-Index sẽ xuất hiện cơ hội tại vùng giá mục tiêu 400 (+/- 10%), nhưng do chỉ là phục hồi kỹ thuật và biến động bên dưới đường xu hướng cùng với khối lượng giao dịch thấp nên thị trường sẽ xuất hiện sự phân hóa của các nhóm cổ phiếu.

 

HNX-Index – Nguy cơ vẫn rình rập tại ngưỡng hỗ trợ 71.70 tương ứng Fibo 61.8%. HNX-Index đang có những biến động nhỏ hẹp quanh ngưỡng 71.70 (Fibo 61.8%), sự xuất hiện liên tục các doji vẫn đang tạo hy vọng về mặt kỹ thuật khi không xuất hiện các phiên giảm giá mạnh.

Mặc dù ngưỡng 71.70 đã giảm bớt đà giảm của HNX-Index và những doji phần nào đem lại hy vọng nhưng nguy cơ về 66 vẫn còn đó khi giá chưa bứt khỏi vùng 71.07.

Chúng tôi cho rằng những nhà đầu tư theo trường phái an toàn nên kiên nhẫn chờ sự xuất hiện của nến xanh đảo chiều mạnh.

 

II. VIETSTOCK INDEX

VS 100: Một mẫu hình Spinning top xuất hiện trong phiên giao dịch ngày 15/07/2011 cho thấy sự giằng co vẫn đang tiếp tục.

Khối lượng của VS 100 đang tăng lên cho thấy dòng tiền vào các mã cổ phiếu chủ chốt đang ngày một tích cực. Nếu điều này tiếp diễn trong vài phiên tới thì sẽ là một dấu hiệu tốt cho thị trường.

 

VS-Market Cap: VS-Micro Cap là nhóm dẫn đầu trong tuần này với mức sụt giảm ít nhất (-1.71%). Điều này đã được dự đoán trước do sự sụt giảm hết sức mạnh mẽ trong những tháng trước đó.

Mặt khác, giá cũng đang hình thành một phân kỳ giá lên (bullish divergence) với Relative Strength Index. Chúng tôi kỳ vọng chỉ số này sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

VS-Large Cap sau khi tạo tín hiệu bán mạnh với EMA 20 đã liên tục đi xuống. Nhiều khả năng xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong tuần tới.

 

 (*) VS 100, VS-Sector Index, VS-Market Cap là các chỉ số thuộc hệ thống VS-Index do Vietstock phát triển với nhiều ưu điểm nổi trội.

VS 100 được tính toán dựa trên 100 cổ phiếu dẫn đầu trên cả 2 sàn HoSE và HNX. Các cổ phiếu này được chọn lọc một cách kỹ lưỡng dựa trên các tiêu chí cơ bản, vốn hóa thị trường và có tính đại diện cho từng ngành...

VS 100 có trọng số tính toán dựa trên số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng (free floated), giúp khắc phục nhược điểm của hầu hết các bộ chỉ số trên thị trường hiện nay.

VS-Sector Index là hệ thống 24 Chỉ số Ngành do Vietstock xây dựng, cũng được dựa trên số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng (free floated).

VS-Market Cap gồm VS-Large Cap, VS-Mid Cap, VS-Small Cap và VS-Micro Cap giúp phân tích hướng đi của dòng tiền và hạn chế tín hiệu nhiễu của các chỉ số thị trường VN-Index và HNX-Index.

III. CHIẾN LƯỢC DANH MỤC ĐẦU TƯ

Tỷ trọng cổ phiếu tăng nhẹ trong tuần

Chênh lệch khối lượng mua bán trong tuần qua trên sàn HNX là 19.54 triệu đơn vị, với số lệnh đặt mua lớn hơn số lệnh đặt bán 3,971 lệnh. Trung bình lệnh mua (2,774 đơn vị/lệnh) lớn hơn so với trung bình lệnh bán (2,630 đơn vị/lệnh). Theo chúng tôi, đây là tín hiệu khá lạc quan trên HNX.

Trên HOSE, tình trạng tương tự cũng diễn ra cho thấy sự bi quan mặc dù đã giảm bớt nhưng nhìn chung vẫn còn thận trọng.

HNX: Tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HNX là: 45.60% cash/ 54.40% stocks.

Tỷ trọng cổ phiếu của mô hình trên HNX chỉ tăng rất nhẹ trong tuần này và nếu tính tổng cộng là đã có 2 tuần gần như đứng yên. Việc phân bổ danh mục vẫn đang trong giai đoạn nhạy cảm và cần tiếp tục quan sát.

 

HOSE: Mô hình Định lượng của chúng tôi đưa ra tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HOSE là: 44.59% cash/ 55.41% stocks.

Tương tự như HNX, tỷ trọng cổ phiếu trên HOSE cũng không có nhiều thay đổi. Điều này cho thấy sự chờ đợi một tín hiệu đột biến tăng trong tỷ trọng cổ phiếu là cần thiết.

Việc mua vào cổ phiếu nên tạm thời ngừng lại. Khả năng ra quyết định sai tại thời điểm này là khá cao.

 

IV. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DOW JONES, NIKKEI 225, FTSE 100

Dow Jones: Ngắn hạn – Tiếp tục cho tín hiệu xấu. Dài hạn – SMA 50 bắt đầu đi xuống

Ba phiên liên tiếp DJIA xuất hiện mẫu hình nến có bòng mờ (shadow) bên trên rất dài. Điều này có nghĩa là áp lực bán gia tăng rất mạnh khi thị trường có dấu hiệu tăng trưởng.

Nếu trong vài phiên tới lại có thêm những mẫu hình tương tự xuất hiện thì sẽ xuất hiện group of reversal candle. Khi đó, giá sẽ tiếp tục điều chỉnh mạnh hơn so với giai đoạn trước đó.

Vùng chống đỡ trong ngắn hạn của DJIA là 11,800 – 12,000 điểm.

 

Dài hạn: SwingTrd 2 tiếp tục đi xuống cho thấy xu hướng trung hạn có thể sẽ thay đổi trong vài phiên sắp tới nếu như RMO Trade Mode (cặp Swing Trd 2 và 3) cho tín hiệu bán.

Giá cũng đang ở rất sát SMA 50. Nếu phá vỡ ngưỡng này thì có thể mở đầu cho giai đoạn điều chỉnh của DJIA.

 

Nikkei 225: Breakaway gap xuất hiện

Sự xuất hiện của khoảng trống breakaway khiến cho khả năng điều chỉnh của Nikkei 225 trở nên lớn hơn.

Cùng với tín hiệu này, các chỉ số như Stochastic Oscillator cũng bắt đầu sụt giảm mạnh có thể đang báo hiệu cho một đợt điều chỉnh mới của thị trường Nhật Bản.

 

FTSE 100: Không vượt nổi vùng 6,000 – 6,150 điểm

Sự phục hồi khá mạnh trong 2 tuần trước không đủ để giúp FTSE 100 phá vỡ được vùng kháng cự lịch sử 6,000 – 6,150 điểm.

Các chỉ số momentum sau khi đi sâu vào vùng overbought đã bắt đầu thoái lùi và lao dốc khá mạnh nên khả năng suy giảm sẽ còn kéo dài.

 

Trương Nguyễn Thế Bảo & Nguyễn Quang Minh

Các tin tức khác

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 18 - 22/07/2011 (16/07/2011)

>   Xu hướng giá vàng trong ngắn hạn (15/07/2011)

>   Giá vàng sẽ tiếp tục tăng ”phi mã”? (13/07/2011)

>   Technical View - Thị trường: Tuần 11 - 15/07/2011 (10/07/2011)

>   Technical View - Doanh nghiệp: Tuần 11 - 15/07/2011 (09/07/2011)

>   Technical View – Thị trường: Tuần 04 - 08/07/2011 (03/07/2011)

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 04 - 08/07/2011 (02/07/2011)

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 27/06 - 01/07/2011 (25/06/2011)

>   Technical View – Thị trường: Tuần 27/06 - 01/07/2011 (26/06/2011)

>   Xu hướng kỹ thuật vàng, bạc, dầu và ngoại tệ tuần 18 – 25/06 (18/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật