Thứ Tư, 20/07/2011 09:17

Minh bạch thông tin, nên thực hiện từ cơ quan quản lý

Từ trước đến nay, các chuyên gia, các cơ quan truyền thông, các diễn đàn đều lên án các doanh nghiệp về việc không minh bạch thông tin. Nhà đầu tư, các chuyên gia, cơ quan truyền thông thường chê trách các doanh nghiệp là “tốt khoe, xấu che”.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để thị trường vốn nói chung, TTCK nói riêng phát triển lành mạnh và bền vững thì điều kiện quan trọng là phải có sự minh bạch và công bằng. Vì vậy, các cơ quan quản lý đang nỗ lực xây dựng các văn bản pháp luật (sửa đổi liên tục thông tư công bố thông tin), cùng các chế tài để yêu cầu các doanh nghiệp phải minh bạch thông tin.

Tuy nhiên, trong khi các cơ quan quản lý đang tìm cách để buộc các doanh nghiệp công bố thông tin minh bạch hơn thì bản thân các cơ quan này lại mập mờ trong việc cung cấp thông tin.

Trên thực tế, các nhà đầu tư đều hiểu rằng, có những thông tin mang tính nhạy cảm, ảnh hưởng đến lợi ích và an ninh kinh tế của quốc gia nên buộc các cơ quan quản lý phải giữ kín, tuy nhiên, có những thông tin không hề nhảy cảm nhưng các cơ quan quản lý vẫn viện cớ để dấu nhẹm.

Ví dụ như việc mua bán của nhà đầu tư nước ngoài trên sàn HOSE. Tôi không hiểu tại sao, dù nhà đầu tư đã lên tiếng thắc mắc từ rất lâu, nhưng UBCK và HOSE vẫn không cho hiển thị trực tuyến khối lượng bán của khối này, trong khi trên sàn HNX thì hiển thị. Hay như con số tự doanh của khối công ty chứng khoán (hiện nay, HOSE đã cung cấp số liệu về mua bán tự doanh của các CTCK, tuy nhiên, Sở chỉ cung cấp trên bản tin giấy, chứ không công bố trên website của Sở ) hoặc số lượng cổ phiếu giải chấp, lượng vốn đầu tư gián tiếp ra vào TTCK, số công ty chứng khoán bị lỗ… không thấy cơ quan quản lý cung cấp, chỉ cung cấp chung chung. Việc làm này của cơ quan quản lý đã tạo đất sống cho tin đồn, khiến nhà đầu tư hoang mang.

Mới đây nhất, việc Ngân hàng Nhà nước cung cấp thông tin, có 9 ngân hàng chưa đáp ứng được điều kiện đưa tỷ lệ dư nợ phi sản xuất xuống dưới 22% theo quy định, nhưng không nêu đích danh các ngân hàng khiến cho nhiều nhà đầu tư đoán già, đoán non, không biết trong số 9 ngân hàng này, có ngân hàng nào trên sàn niêm yết hay không? Ngân hàng mà mình đang nắm giữ cổ phiếu có thuộc danh sách trên hay không? Hình thức xử lý của NHNN đối với các ngân hàng này cụ thể như thế nào, ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động của ngân hàng và lợi ích của cổ đông…

Tôi thiết nghĩ, để tránh tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư, NHNN nên sớm công bố đích danh 9 ngân hàng trên, cũng như biện pháp xử lý. NĐT cần được biết thông tin để ra quyết định đầu tư và qua đó cũng tránh ảnh hưởng đến cổ phiếu của ngành ngân hàng nói riêng và thị trường vốn nói chung.

Theo tôi, yêu cầu minh bạch thông tin phải từ cơ quan quản lý, chứ không chỉ yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện. Các cơ quan quản lý thị trường không nên viện dẫn sự nhạy cảm để tránh né việc công bố thông tin cho thị trường.

Bạn đọc Lê Bình, lebinh24@yahoo.com

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   TTCK Việt Nam 11 năm: Những cái chết (20/07/2011)

>   20/07: Bản tin 20 giờ qua (20/07/2011)

>   UPCoM-Index giảm còn 32,07 điểm (19/07/2011)

>   Ngày 19/07: Khối ngoại ”gom” FPT phiên thứ 9 liên tiếp (19/07/2011)

>   Dự thảo về margin: Chuyện của đèn vàng… (19/07/2011)

>   19/07: Bản tin 20 giờ qua (19/07/2011)

>   UPCoM-Index giảm phiên thứ 3 liên tiếp (18/07/2011)

>   Ngày 18/07: Bất động sản và Ngân hàng ”đẩy” VN-Index (18/07/2011)

>   Bán khống - Nhìn từ thế giới (18/07/2011)

>   HOSE: Vốn hóa thị trường giảm 19,249 tỷ đồng nửa đầu tháng 7 (18/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật