Kinh tế Việt Nam rất cần thị trường chứng khoán
Theo nhận định Uỷ ban giám sát tài chính Quốc gia, mặc dù thị trường chứng khoán trong nửa đầu năm 2011 liên tục diễn ra trong ảm đạm, nhưng kinh tế vĩ mô của Việt Nam rất cần đến thị trường chứng khoán nếu muốn tăng trưởng thực sự.
Theo Biến số thị trường tài sản, trong nửa đầu năm 2011, thị trường chứng khoán trong nước đã liên tục rơi vào hoàn cảnh ảm đạm.
Cụ thể, vào ngày 9/2/2011 chỉ số Vn-Index trên sàn TP.HCM đã đạt đỉnh của năm là 522 điểm, tuy nhiên ngày 25/5/2011 chỉ số này lại rơi xuống mức đáy là 386 điểm. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index trên sàn Hà Nội cũng đã đạt đỉnh hồi đầu năm 2011 với mức 113 điểm và rơi xuống đáy là 69 điểm vào ngày 25/5 (đáy của 2009 là 78 điểm).
Nhiều chuyên gia lý giải, nguyên nhân của việc chứng khoán liên tục trồi sụt và chạm đáy kỷ lục như thời gian vừa qua là do những tiềm ẩn xấu của nền kinh tế vĩ mô. Đặc biện những tâm lý bi quan của giới đầu tư đã luôn đè nặng lên thị trường, khi họ không nhìn thấy những thông tin khả quan đủ mạnh để có thể thúc đẩy thị trường đi lên.
Tuy nhiên, với những bối cảnh trên theo ông Lê Xuân Nghĩa, phó Chủ tịch Uỷ ban giám sát tài chính Quốc gia, hiện thị trường chứng khoán có thể nói vẫn là một kênh đang hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác như thị trường hàng hoá, vàng, bất động sản, đô la...trong nửa cuối của năm 2011.
Bên cạnh đó, những quy định mang tính "mở" cho thị trường như những pháp lý về quy chế giao dịch, giảm thuế cho nhà đầu tư, nhà đầu tư có thể mở nhiều tài khoản.., cũng sẽ được kỳ vọng hỗ trợ cho thị trường chứng khoán có những bước phát triển mới và tươi sáng hơn.
Theo phân tích của ông Nghĩa, theo phân tích thị trường chứng khoán có khả năng sẽ chạy theo 2 hướng: Thứ nhất là, tiếp tục lao dốc sụp đổ hoàn toàn, thứ 2 là bật dậy và mở đầu cho chu kỳ phát triển vững chắc.
Có thể khẳng định thị trường chứng khoán không thể sụp đổ, vì kinh tế vĩ mô của Việt Nam rất cần đến thị trường chứng khoán nếu muốn tăng trưởng thực sự. Nếu Nhà nước có những biến pháp ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi lại cầu tín dụng và có thêm các biện pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán thì từ tháng 9 kênh đầu tư này sẽ có dấu hiệu đi lên và sẽ đi lên vững chắc từ quý II/2011, ông Nghĩa nhận định.
Cùng quan điểm với ông Nghĩa, đại diện Công ty chứng khoán Tân Việt cho biết, hiện đầu tư chứng khoán vẫn là một kênh đầu tư quan trọng và hiệu quả. Vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cho thị trường này như hỗ trợ nhà đầu tư trong việc miễn thuế cổ thức đối với cổ tức không phải của tổ chức tín dụng; Miễn thuế chuyển nhượng chứng khoán 0,1% do thực tế là nhà đầu tư đa phần bị thua lỗ; Đề nghị sửa Nghị định 109 của Chính phủ; Ban hành Thông tư 74 cho phép nhà đầu tư mở nhiều tài khoản, giao dịch mua bán cùng loại cổ phiếu trong phiên.
Còn đối với doanh nghiệp, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2011 cho một số ngành như nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến thủy sản, dệt may, da giày, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội, Công ty chứng khoán Tân Việt kiến nghị.
Theo nghiên cứu thị trường tài sản, tế vĩ mô bao giờ cũng phục hồi trước khi phục hồi thị trường chứng khoán 3 tháng, và thị trường chứng khoán phục hồi trước thị trường bất động sản khoảng 3 tháng.
Vì vậy, về thị trường bất động sản, thị trường Hà Nội đang xuống dốc và có thể đạt đáy vào giữa năm 2012 và thị trường bất động sản phải chậm hơn chứng khoán khoảng 3 - 4 tháng mới hục hồi được. Điều này đồng nghĩa với việc, thị trường bất động sản phục hồi vào quý III - IV/2011, ông Nghĩa dự đoán.
Yến Nhi
vnmedia
|