Thứ Sáu, 22/07/2011 08:03

Cơ hội chưa nhiều do kết quả kinh doanh không thuận lợi

Thị trường đã trải qua những ngày giao dịch mang lại nhiều cảm xúc. Khối ngoại mua ròng gần 50 tỷ đồng nhưng thanh khoản thị trường vẫn rất thấp. Chúng tôi cho rằng những phiên sắp tới cơ hội thực sự chưa đến. Sự thận trọng phòng tránh rủi ro vẫn cần thiết trong giai đoạn này.

Kết thúc 4 phiên giao dịch đầu tuần VN-Index mất 0.41%, về mức 413.06 điểm, còn HNX-Index cũng mất 0.27%, về mức 71.35 điểm. Thanh khoản của thị trường tiếp tục ở mức rất thấp khi dòng tiền suy kiệt. Giá trị trung bình mỗi phiên trên HOSE chỉ là 325 tỷ đồng, còn trên HNX là 217 tỷ đồng.

Trong 4 phiên giao dịch đầu tuần này đã xuất hiện nỗ lực “đánh lên” vào phiên thứ 2 và thứ 4. Phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index bất ngờ lấy lại sắc xanh vào cuối phiên, tuy nhiên ngay phiên sau đó thị trường lại giảm mạnh. Một nỗ lực “đánh lên” tương tự cũng xuất hiện vào phiên giao dịch ngày thứ Tư. Kịch bản, lực mua mạnh tập trung vào một số nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn và có tính dẫn dắt thị trường được lăp lại trong 2 phiên này.

Điểm tích cực được ghi nhận trong tuần chính là việc khối ngoại đã có những phiên mua ròng khá ấn tượng. Tổng giá trị mua ròng của khối ngoại trong 4 phiên giao dịch hơn 50 tỷ đồng.

Trong 4 phiên giao dịch đầu tuần, VCB tăng 11,61% và cổ phiếu tăng mạnh thứ 5 trên HSX. VCB tăng mạnh khi có thông tin cho rằng Ngân hàng Mizuho của Nhật Bản mua 20% cổ phần VCB và trở thành cổ đông chiến lược. Một số cổ phiếu khác như EIB và STB cũng “lội ngược dòng” với xu thế thế thị trường.

Giá cổ phiếu sẽ cùng “nóng lạnh” với thông tin vĩ mô

Với việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Hà Nội tăng 1.32%, còn TP.HCM tăng 1.07% thì nhiều khả năng CPI của cả nước sẽ tăng trên 1% và có thể vượt qua mức 1.09% của tháng 6. Dù vậy, có lẽ thông tin này không còn ảnh hưởng quá tiêu cực đến thị trường. Tuần sau một loạt các thông tin vĩ mô trong tháng 7 khác được công bố. Những số liệu này sẽ cho chúng ta thấy rõ ràng hơn bức tranh kinh tế của Việt Nam.

Một vấn đề vĩ mô cũng đáng được chú ý khác là xu hướng lãi suất đang có dấu hiệu tăng trở lại. Lãi suất liên ngân hàng đang nhích dần lên trong thời gian gần đây và tỷ lệ đấu thầu trái phiếu thành công cũng giảm dần. Trên thị trường mở NHNN cũng đã liên tục hút ròng tiền.

Ngoài các vấn đề vĩ mô sự kiện chính trị khá quan trọng khác là hiện tại đang diễn ra kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII. Quốc hội sẽ bầu ra các vị trí chủ chốt, và điều này sẽ có tác dụng nhất định đến thị trường.

Xét trên khía cạnh giao dịch và tâm lý thị trường cho thấy dòng tiền đã bị suy yếu rất mạnh. Tâm lý nhà đầu tư có dấu hiệu chán nản và đang chờ đợi trong thận trọng. Tuy nhiên, cũng xuất hiện sự phân hóa khi kết quả kinh doanh quý 2 được công bố.

Về quan điểm đầu tư, ACBS tiếp tục giữ quan điểm thận trong trong giai đoạn hiện nay. Thị trường có thể xuất hiện “sóng” nhưng vẫn chưa phải là cơ hội thực sự. Kết quả kinh doanh quý 2 sẽ tiếp tục làm thị trường phân hóa.

Thị trường dưới góc độ phân tích kỹ thuật

VN-Index vẫn sẽ dao động trong kênh giá

Sau khi bất ngờ tăng mạnh hôm thứ Tư và hình thành mô hình nến đảo chiều engulfing, VN-Index được kỳ vọng sẽ có thêm vài phiên phục hồi nhẹ tiếp theo. Tuy nhiên, phiên giảm mạnh hôm qua đã làm tín hiệu của mô hình engulfing thất bại và một lần nữa cảnh báo khả năng giảm sâu vẫn đang còn rất cao.

Khối lượng giao dịch thấp khiến VN-Index có nhiều phiên tăng giảm đan xen và hình thành nhiều tín hiệu giả. Điều này rất dễ khiến nhà đầu tư “sập bẫy”, đặc biệt là với nhà đầu tư lướt sóng. Tuy nhiên, nhìn rộng hơn, VN-Index đang di chuyển trong kênh xu hướng giảm khá hẹp (xem đồ thị). Với tình trạng “ảm đạm” hiện tại, chúng tôi cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục dao động trong kênh này trong tuần tới.

Về ngắn hạn, VN-Index nhiều khả năng sẽ quay về đáy trước đó tại 371. Tuy nhiên, với xu hướng đi ngang cùng với thanh khoản thấp, VN-Index có thể sẽ hình thành các sóng tăng giảm bất thường trong thời gian tới. Với xác xuất thấp hơn, VN-Index có thể phục hồi về ngưỡng kháng cự trước đó tại 430 hoặc xa hơn là 450-460.

Về dài hạn, việc VN-Index mất điểm trong các tuần gần đây đưa ra khả năng cao về một diễn biến xấu. Nếu VN-Index xuyên thủng mức đáy trước đó tại 371 (điều khó có thể xảy ra ít nhất trong 1 tháng tới) thì một sóng giảm dài nhiều khả năng sẽ bắt đầu.

HNX-Index hình thành cây nến đảo chiều hammer, doji và engulfing

Mặc dù cũng “trôi” xuống như VN-Index, nhưng HNX-Index có dấu hiệu tích cực hơn khi liên tục hình thành các cây nến đảo chiều hammer, doji và engulfing. HNX-Index có thể sẽ đảo chiều và hồi phục về ngưỡng kháng cự nhỏ 75. Tuy nhiên, nếu VN-Index giảm sâu hơn thì khả năng cao là HNX-Index vẫn tiếp tục trôi xuống.

Trong ngắn hạn, HNX-Index có thể sẽ quay về đáy thấp nhất tại 66. Tương tự VN-Index, do xu hướng đi ngang nên HNX-Index có thể sẽ hình thành các đỉnh đáy nhỏ bất thường trong thời gian tới.

Trong dài hạn, HNX-Index vẫn đang trong giai đoạn tích lũy. Nhiều khả năng HNX-Index sẽ giao dịch cầm chừng trong thời gian dài sắp tới trước khi chuyển qua giai đoạn tăng trưởng bền vững.

CTCK ACB

Các tin tức khác

>   22/07: Bản tin 20 giờ qua (22/07/2011)

>   Nhà đầu tư lê lết với chứng khoán (22/07/2011)

>   Cổ phiếu “vua” đã hấp dẫn? (21/07/2011)

>   UPCoM-Index chính thức mất mốc 32 điểm (21/07/2011)

>   Ngày 21/07: Khối ngoại tiếp tục "gom mạnh" VCB (21/07/2011)

>   Bán khống: Kinh nghiệm cho TTCK Việt Nam (21/07/2011)

>   21/07: Bản tin 20 giờ qua (21/07/2011)

>   UPCoM-Index tăng nhẹ 0,02 điểm (20/07/2011)

>   Ngày 20/07: Khối ngoại tăng tốc mua ròng, ”chuyền tay” 1 triệu cổ phiếu FPT (20/07/2011)

>   Minh bạch thông tin, nên thực hiện từ cơ quan quản lý (20/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật