28/07: Bản tin 20 giờ qua
(Vietstock) – Những thông tin về kinh tế vĩ mô chưa có nhiều dấu hiệu tích cực cho thị trường. Trong khi đó, các doanh nghiệp tiếp tục công bố báo cáo tài chính quý 2 với nhiều gam màu.
VĨ MÔ - ĐẦU TƯ
* 10 kiến nghị ổn định kinh tế vĩ mô. Việc hình thành một “chủ thuyết phát triển kinh tế” riêng cho Việt Nam trong đó ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt sẽ là tiền đề cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong những giai đoạn (chu kỳ) tiếp theo. Xem thêm.
* “Tình hình kinh tế đang rất khó khăn”. Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm cho biết, phải tiếp tục chính sách tiền tệ, tài chính thắt chặt. Nhưng trong lúc nhiều doanh nghiệp đã kêu khó khăn rồi, lại phái bóp lại nữa thì đây là một bài toán rất khó. Xem thêm.
* Bề chìm của các chỉ số vĩ mô. Có những thực tế lâu nay được xem là hiển nhiên nhưng nếu xem xét kỹ thì vẫn còn nhiều ẩn số. Một số chỉ số vĩ mô của Việt Nam cũng vậy! Xem thêm.
* CPI tháng 8 sẽ giảm, nhưng lạm phát năm khó dưới 17%. Đa số chuyên gia đều cho rằng, tốc độ tăng CPI trong tháng tới sẽ giảm đáng kể so với tháng 7. Nhưng lạm phát cả năm nhiều khả năng sẽ vượt chỉ tiêu đề ra mới đây nhất là 17%. Xem thêm.
Vietstock Daily 28/07: Cầu được trợ lực bởi dòng tiền đầu cơ
Chúng tôi nhận thấy dòng tiền đầu cơ đã có dấu hiệu tập trung ở một số mã (với sự trợ gúp của thông tin kết quả kinh doanh) và giúp cho tổng cầu trên thị trường có phần lấn lướt. Xem thêm. |
* Chưa biết bao giờ hết thiếu điện. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, nhu cầu điện chỉ giảm hay tăng thấp khi nền kinh tế bão hòa, nghĩa là đã lên đến mức phát triển. Ta đang phấn đấu năm 2050 trở thành nước phát triển thì khi đó may ra hết thiếu điện. Xem thêm.
* Cần thời gian cho chính sách tài khóa. Thứ trưởng Nguyễn Công Nghiệp khẳng định, chính sách tài khóa chưa hỗ trợ chính sách tiền tệ chống lạm phát là cảm nhận chưa đúng. Xem thêm.
THỊ TRƯỜNG
* Chính sách tiền tệ và những tác động lên TTCK Việt Nam. Thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay chịu ảnh hưởng và phản ánh những khó khăn, bất ổn của kinh tế vĩ mô. Đồng thời nó cũng chịu những tác động trực tiếp của chính sách tiền tệ thắt chặt, đặc biệt là chủ trương cắt giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng phi sản xuất trên tổng dư nợ của ngành ngân hàng xuống 22%. Xem thêm.
* “Tí tách” vốn ngoại. Từ đầu năm đến nay dòng vốn ngoại vẫn chảy ròng vào thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng cường độ chỉ còn “tí tách” nếu so với quy mô cả ngàn tỷ đồng mỗi tháng của năm 2010. Xem thêm.
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
Kết quả kinh doanh
* VHG lỗ gần 11 tỷ đồng 6 tháng đầu năm. xem thêm.
* TLT tiếp tục lỗ 1.75 tỷ đồng 6 tháng đầu năm. Xem thêm.
* PTM, VTC lỗ liên tục trong 2 quý đầu năm. Xem thêm.
* Lợi nhuận doanh nghiệp thép quý 2 tăng giảm không đều. Gánh nặng chi phí cũng như giá vốn hàng bán tăng cao trong 2 quý đầu năm đã đẩy hầu hết các doanh nghiệp ngành thép đều có lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn vẫn còn nhiều doanh nghiệp đạt mức lợi nhuận cao. Xem thêm.
* Lợi nhuận doanh nghiệp ngành thủy sản: chỉ một công ty lỗ. Tính đến ngày 27/07, hầu hết các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết tại HOSE đã công bố kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm với các chỉ tiêu trái ngược nhau, tuy nhiên chỉ có BAS là doanh nghiệp bị lỗ. Xem thêm.
* ACB: 6 tháng lãi ròng 1,431 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Xem thêm.
* CTD: Lợi nhuận quý 2 đạt 56.75 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Xem thêm.
* TAG: Lợi nhuận quý 2 đạt 14.76 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ. Xem thêm.
* OCH: Công ty mẹ lãi gần 76 tỷ đồng trong quý 2. Xem thêm.
* PNJ: 6 tháng lãi ròng gần 148 tỷ đồng. Xem thêm.
* MaritimeBank (MSB) phát hành 200 triệu cổ phần có đúng luật? Đợt phát hành này đang bị một số cổ đông phản đối dữ dội vì cho rằng không hợp lệ. Xem thêm.
Giao dịch cổ phiếu
* SBT cũng đăng ký mua 7.5 triệu cổ phiếu Sacombank từ ngày 01/08 đến ngày 30/09. Xem thêm.
* LIX, SCD: FTIF – Templeton Frontier Markets Fund đăng ký lướt sóng tổng cộng 1,048,860 cổ phiếu LIX và SCD với tư cách cổ đông lớn. Xem thêm.
TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
* Fitch Ratings đánh giá CTG, ACB, Agribank, STB đồng hạng B. Xem thêm.
* Ngân hàng nhỏ quay lưng với tín dụng phi sản xuất. Những ngân hàng nhỏ có tỷ lệ dư nợ cho vay phi sản xuất cao đang phải gấp rút thu hẹp mảng tín dụng này để đạt được tỷ lệ cho phép 16% vào cuối năm nay. Xem thêm.
* Chưa có cơ sở để hạ nhiệt lãi suất cho vay vốn. Đó là khẳng định của bà Dương Thu Hương, Tổng Thư ký VNBA trước thông tin nhiều tờ báo đề cập đến hiện tượng doanh nghiệp phải vay vốn với lãi suất lên tới 28%/năm, 29%/năm thậm chí là 30%/năm. Xem thêm.
THẾ GIỚI
* Nguy cơ Mỹ mất mức tín nhiệm AAA đến rất gần: Hạn chót nâng trần nợ Mỹ đang đến gần (ngày 02/08) nhưng các nhà lập pháp nước này vẫn còn bế tắc. Điều này làm dấy lên lo ngại Mỹ sẽ mất mức xếp hạng tín nhiệm cao nhất và vỡ nợ. Xem thêm.
* Năm 2011, FDI toàn cầu có thể đạt 1.4-1.6 ngàn tỷ USD. Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) dự báo dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi và có thể đạt 1.4-1.6 ngàn tỷ USD trong năm 2011. Dù vậy, UNCTAD cho biết rủi ro suy giảm vẫn còn tồn tại. Xem thêm.
Thanh Nụ - Trương Thơ
|