Thứ Ba, 26/07/2011 07:02

26/07: Bản tin 20 giờ qua

(Vietstock) - Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần lớn đã bắt đầu công bố kết quả kinh doanh quý 2/2011 và 6 tháng đầu năm với lợi nhuận khả quan. Trong khi đó, những doanh nghiệp khác tiếp tục báo lỗ hoặc lợi nhuận sụt giảm mạnh.

Ngoài ra, những khó khăn về lãi suất, tỷ giá và giá cả vẫn còn đang đè nặng lên các ngành kinh tế và doanh nghiệp.

KẾT QUẢ KINH DOANH 6 THÁNG

Bức tranh lợi nhuận ngân hàng

* VCB: 6 tháng đầu năm ngân hàng mẹ lãi ròng 2,283 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ 2010. Xem thêm

* STB: Ngân hàng mẹ lãi ròng 1,137 tỷ đồng 6 tháng đầu năm, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước. Xem thêm

* EIB: Ngân hàng mẹ 6 tháng lãi ròng 1,269 tỷ đồng, tăng 78% so cùng kỳ trước. Xem thêm

* CTG: Với mức đạt 1,840 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế ngân hàng mẹ trong quý 2/2011, tăng gần 31% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 2,717.5 tỷ đồng, tăng đến 65% so với nửa đầu 2010. Xem thêm

* NVB: Ngân hàng mẹ 6 tháng đạt 127.6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 72% so với 6 tháng 2010. Xem thêm

Vietstock Daily 26/07: “Mất cảm giác về phương hướng”

Long-Legged Doji là một doji quan trọng đặc biệt ở những điểm xoay chuyển (turning point) của thị trường. Với bóng mờ (shadow) rất dài, cây nến này thể hiện sự do dự của giới đầu tư, hay theo cách gọi của người Nhật đó là “mất cảm giác về phương hướng”. Xem thêm

Nhiều công ty lợi nhuận lỗ hoặc sụt giảm

* CTCK “mắc cạn” với tín dụng chứng khoán: Đến thời điểm này, nếu căn cứ vào con số báo cáo thì có vẻ CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và CTCK Hà Thành (HASC) là hai đơn vị đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ việc cho khách hàng dùng đòn bẩy. Nhưng đó không phải là những trường hợp hiếm hoi… Xem thêm

* TAC lỗ hơn 4 tỷ đồng trong quý 2 và 6 tháng đầu năm chỉ lãi ròng 11.7 tỷ đồng, tương đương 23% kế hoạch năm (50 tỷ đồng). Xem thêm

* PHS: Lỗ 7.4 tỷ đồng 6 tháng đầu năm , riêng quý 2/2011 lỗ 1.3 tỷ đồng. Xem thêm

* KSD lỗ 1.73 tỷ đồng trong quý 2/2011. Xem thêm

* ONE, UNI: Đồng loạt báo lỗ quý 2 và 6 tháng. Xem thêm

* SC5: Lợi nhuận quý 2 giảm hơn 40% do chi phí nhân công tăng, chỉ đạt 7.9 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm cũng giảm 47.52% còn 13.78 tỷ đồng. Xem thêm

* PDR: Lợi nhuận quý 2 giảm do chưa ghi nhận doanh thu The Everich 2. Xem thêm

* DHC: 6 tháng lãi ròng 10 tỷ đồng, bằng 27% kế hoạch. Xem thêm

* TIE: Lợi nhuận quý 2 chỉ đạt 778 triệu đồng, bằng 8.7% cùng kỳ. Xem thêm

* SCR lãi ròng hơn 62 tỷ đồng trong quý 2/2011. Xem thêm

* VMG bị tạm ngừng giao dịch từ 26/07 do có một số bất thường trong hoạt động. Xem thêm

* THG: Nửa cuối năm ước lãi 28 tỷ đồng nhờ hạch toán 2 dự án khu dân cư Long Thạnh Hưng và khu dân cư đường Trương Định. Xem thêm

Giao dịch:

* STB: Công ty Đặng Huỳnh mua 9.8 triệu cp từ ngày 27/07. Xem thêm

* DAC đăng ký lướt sóng gần 6 triệu cổ phiếu PNJ. Xem thêm

* CSM: Quỹ ngoại đăng ký lướt sóng hơn 2.5 triệu cp. Xem thêm

TÀI CHÍNH

* Chính sách tiền tệ: Còn nhiều việc phải làm. Quan trọng nhất là NHNN nên tiếp tục kiên định với chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát khoảng từ 12 đến 18 tháng. Điều này có thể đã dẫn đến hệ quả lãi suất tăng cao, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng sẽ giúp đạt được mục tiêu dài hạn là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Xem thêm

* Tăng trưởng tín dụng: Miếng bánh khó nuốt. Dư địa để tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu dồn lại 6 tháng cuối năm, nhưng các ngân hàng khó đẩy mạnh bởi có nhiều rào cản. Xem thêm

* Lãi suất bắt đầu hạ nhiệt: Không ồ ạt công bố nhưng một số NHTM đã bắt đầu điểu chỉnh giảm nhẹ lãi suất cho vay VNĐ với khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngược chiều với xu hướng này, lãi suất cho vay USD có xu hướng tăng ở một số NHTM. Xem thêm

* Tỷ giá: Sóng dồn từ hai phía. Dư nợ ngoại tệ tăng cao khiến cân đối nguồn ngoại tệ có vấn đề, vàng tiếp tục “chảy máu” là những nhân tố gây bất ổn thị trường ngoại tệ trong thời gian tới. Thế nhưng, hiện nhà quản lý vẫn chưa có động thái đáng kể nào để ngăn những mối lo nhãn tiền này. Xem thêm

* Ngân hàng lớn còn nhiều dư địa cho vay mua nhà trả góp. Trong khi các ngân hàng quy mô nhỏ sẽ khép dần cửa đối với tín dụng bất động sản tiêu dùng để kéo tỷ lệ dư nợ cho vay phi sản xuất xuống 16% vào cuối năm thì với nhà băng lớn, dư địa cho vay ở phân khúc trên còn khá dồi dào. Xem thêm

VĨ MÔ ĐẦU TƯ

* Thép ế, doanh nghiệp lo phá sản. Với lượng tồn kho khoảng 500.000 tấn ở thời điểm này, nhiều doanh nghiệp ngành thép đang lâm vào cảnh vừa làm, vừa nghỉ, thậm chí có thể phá sản. Xem thêm

* Canada kiến nghị cấm nhập khẩu cá tra Việt Nam do phát hiện dư lượng Enrofloxacin trong các lô hàng vượt quá mức 0,06 ppb cho phép trong thủy sản. Xem thêm

* Cần một hệ thống tài chính chính thức cho thị trường BĐS: Đầu năm 2011, thị trường bất động sản Hà Nội "sốt nóng" với việc các dự án phía Tây tăng giá đến 30%. Thời điểm đó, dòng tiền được huy động dưới nhiều hình thức và ùn ùn đổ vào các dự án. Thế nhưng, thị trường BĐS hiện nay đang chứng kiến hàng loạt phi vụ thoái vốn. Xem thêm

* Chết vì… 'đua đòi' lướt sóng bất động sản. Khi thị trường bất động sản vẫn trong thời kỳ “vàng son”, các nhà đầu tư, khách hàng phải xếp hàng để bốc thăm mua căn hộ. Nhưng khi thị trường lao dốc, người ta lại chạy đua bán tháo căn hộ bằng giá gốc, thậm chí lỗ vốn, nhưng vẫn không ai mua. Xem thêm

THẾ GIỚI

* Mỹ có thể tránh vỡ nợ nhưng dễ bị hạ tín nhiệm. Chính phủ Mỹ có thể mất mức xếp hạng tín nhiệm AAA thậm chí khi các nhà lập pháp đạt được kế hoạch nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ. Xem thêm

* Moody's cảnh báo Hy Lạp gần như vỡ nợ. Ngày 25/07, Moody’s hạ 3 bậc tín nhiệm của Hy Lạp từ Caa1 xuống Ca, chỉ cao hơn một bậc so với mức vỡ nợ. Đồng thời, Moody’s còn cho rằng nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp gần như là 100%. Xem thêm

Xuân Anh tổng hợp

Các tin tức khác

>   Thanh khoản chứng khoán: “Đáy” của 3 năm (25/07/2011)

>   UPCoM-Index giảm còn 31,58 điểm (25/07/2011)

>   TTCK: 11 năm trưởng thành trong gian khó (25/07/2011)

>   Ngày 25/07: MSN, VPL và VIC đã kéo VN-Index tăng đến 0.4% (25/07/2011)

>   Ôm tiền... nhảy dù ở thị trường chứng khoán (25/07/2011)

>   FPT được mua ròng 12 phiên liên tiếp (24/07/2011)

>   25/07: Bản tin đầu tuần (25/07/2011)

>   Tiếng nói nhà đầu tư: Giới “chơi chứng” bàn về ngân hàng, bất động sản (24/07/2011)

>   Chứng khoán đại hạ giá! (24/07/2011)

>   Kinh tế Việt Nam rất cần thị trường chứng khoán (24/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật