18/07: Bản tin đầu tuần
(Vietstock) – Nhiều công ty chứng khoán công bố kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm; giao dịch margin chốt tỷ lệ cho vay tối đa ở mức 30%; giá vàng vẫn trên ngưỡng 39 triệu đồng/lượng; những lo ngại về lãi suất ngoại tệ, tỷ giá là các thông tin trường được nhà đầu tư theo dõi cuối tuần qua.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN:
* Margin: Chốt tỷ lệ cho vay tối đa ở mức 30%. Ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh, UBCK cho biết, căn cứ điều kiện hiện tại và để đảm bảo thị trường vận hành giai đoạn đầu an toàn, hiệu quả…, thì cơ quan quản lý giữ nguyên mức yêu cầu chỉ cho vay 30% giá trị. Xem thêm
* Có thêm 184 triệu cổ phiếu mới niêm yết. Thị trường chứng khoán trong tuần giao dịch tới (18-22/07) đón nhận gần 184 triệu cổ phiếu mới và cổ phiếu niêm yết bổ sung vào giao dịch, tương ứng với 1,840 tỷ đồng tính trên mệnh giá. Trong đó, có 4 cổ phiếu mới giao dịch phiên đầu tiên tại HOSE gồm BSI, CIG, HOT, PTB và tại HNX là PPP chuyển từ UPCoM sang. Xem thêm
* Dấu ấn 11 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tròn 11 tuổi (20/7/2000 -20/7/2011), thị trường có vẻ như trầm lắng, không tiệc tùng, hội nghị, hoa và rượu chúc mừng. Tạm gác sự suy thoái của chỉ số chứng khoán hiện tại, dấu ấn thị trường 11 năm có những điểm gì đáng nói? Xem thêm
Vietstock Weekly 18 – 22/07: Lực đỡ từ kết quả kinh doanh khả quan của một số ngành
Chúng tôi đang kỳ vọng sẽ xuất hiện những gam màu sáng hơn hơn từ kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp ngành mía đường, dệt may, cao su, nông sản, ngân hàng … Đây sẽ là động lực ít ỏi giúp thị trường có cơ hội phân hóa, níu kéo đà sụt giảm và tâm lý bi quan của giới đầu tư, trong bối cảnh có nhiều lý do để chứng khoán là “con gấu” hơn là “con bò”. Xem thêm |
* Nhận diện “phần chìm” của hoạt động bán khống. Nhà đầu tư bán khống phải chịu phí vay tiền mua hàng, phí vay hàng bán, phí giao dịch mua và bán, nên với các cổ phiếu có giá khoảng 1x thì tổng phí lên đến gần 1 “lai”/ngày (100 đồng/ngày/cổ phiếu). Nếu chênh lệch giá bán và giá mua khoảng 2 “lai” mà mua bán trong ngày thì nhà đầu tư bắt đầu có lãi. Xem thêm
* Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp trung ương sắp cạn vốn. Từ hàng chục ngàn tỷ đồng, đến thời điểm này Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp trung ương chỉ còn lại vài ngàn tỷ đồng. Xem thêm
* Cổ phiếu thấp kỷ lục, nhưng “vừa mua vừa run”? Có một thực tế đáng buồn là người cầm tiền không vội vã mua vào, trong khi người đã mua cổ phiếu thì không khỏi hồi hộp chờ đợi. Điều này đã khiến cho thanh khoản thị trường không ngừng teo tóp trong vài tháng qua. Lý do tại sao? Xem thêm
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT:
* APS: 6 tháng đầu năm 2011, APS đạt 14.1 tỷ đồng lợi nhuận, nhưng do phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán 30 tỷ đồng, nên Công ty bị lỗ 15.9 tỷ đồng. Xem thêm
* IMP lãi 53 tỷ đồng, hoàn thành 53% kế hoạch năm. Xem thêm
* HCM công bố lãi ròng 46.8 tỷ đồng trong quý 2/2011, nâng mức lãi từ đầu năm đến nay hơn 88 tỷ đồng. Xem thêm
* KLS: Lãi ròng 85.7 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Xem thêm
* CTS: 6 tháng lãi ròng 23 tỷ đồng, tăng 154% so cùng kỳ. Xem thêm
* SME lỗ 29 tỷ đồng 6 tháng đầu năm. Xem thêm
* SBT: Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đạt 310 tỷ đồng. Xem thêm
* HJS: Lợi nhuận 6 tháng hơn 9 tỷ đồng. Xem thêm
* SMC giảm chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế 2011 còn 80 tỷ đồng. Xem thêm
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
* Làm thế nào để giảm lãi suất? Các doanh nghiệp kêu trời về lãi vay quá cao. Ngân hàng Nhà nước áp trần 14%/năm cho lãi suất huy động, trong khi lạm phát kỳ vọng của cả năm nay ở mức 18-20% và thực tế tất cả các ngân hàng đều phải nói dối với niêm yết lãi suất tiền gửi 14%/năm cho mọi kỳ hạn tiền gửi và thực tế thì huy động ở mức 18%/năm. Xem thêm
* "Sóng ngầm" trên thị trường huy động ngoại tệ. Dù mức trần lãi suất huy động USD đã được khống chế không vượt quá 2%/năm, song trong bối cảnh lạm phát gia tăng, căng thẳng về nguồn vốn, nhiều ngân hàng vẫn lách luật, vượt trần. Các chiêu thức cạnh tranh đang được tăng cường khiến thị trường huy động vốn ngoại tệ tạo "sóng ngầm." Xem thêm
* Căng thẳng tỷ giá cuối năm: Nguy cơ hiện hữu. Theo một chuyên gia có nhiều năm làm việc ở nước ngoài, VND còn bị đánh giá quá cao so với USD. Nguyên nhân của vấn đề này là do mức chênh lệch lớn về lạm phát của Việt Nam so với Mỹ và liên tục trong nhiều năm qua. Điều này tạo ra sức ép rất lớn đối với kỳ vọng tăng tỷ giá. Xem thêm
* Doanh nghiệp vàng trang sức… ngồi trên lửa. Nếu cứng nhắc áp quy định vàng nữ trang xuất ở mức 20K thì sẽ bóp chết doanh nghiệp tạm nhập tái xuất và hạn chế nguồn ngoại tệ cho đất nước. Xem thêm
VĨ MÔ ĐẦU TƯ:
* Nợ công vẫn trong tầm kiểm soát. “Việt Nam là nước có mức nợ nằm trong tầm kiểm soát và không nằm trong nhóm các nước có gánh nặng về nợ cao”. Đó là một tin tốt nhưng liệu người dân đã bớt lo về chuyện nợ công. Xem thêm
* BĐS sẽ tìm cách hút tiền từ chứng khoán. Luật Chứng khoán sửa đổi và có hiệu lực từ 01/01/2012 mở ra một kênh huy động tài chính thông qua TTCK cho lĩnh vực BĐS và các quỹ có quyền được đầu tư đến 90% trong lĩnh vực này. Trong thời gian tới, đây có thể là công cụ cốt lõi để thị trường bất động sản huy động được các nguồn vốn dài hạn. Xem thêm
* BĐS gặp khó: Tín dụng vô can? Câu hỏi đặt ra là, việc hàng loạt dự án BĐS tại Hà Nội bị đình lại, chậm tiến độ hiện nay liệu có mối liên hệ gì đến việc siết tín dụng của ngân hàng? Chắc chắn không quá khó để có câu trả lời khi mà dư nợ BĐS tại Hà Nội trong nhiều năm gần đây - dù “siết’ hay không “siết” - cũng chỉ chiếm trên dưới 10%. Xem thêm
* Giao dịch hàng hóa có thể “bùng nổ” như chứng khoán! Trong khi thị trường chứng khoán đang sụt giảm mạnh, ngoài việc gửi tiền vào ngân hàng cho an toàn, nhà đầu tư có thể lựa chọn thêm một kênh đầu tư mới là giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, thị trường này lại hàm chứa rủi ro về thanh khoản. Xem thêm
* 175,530 tỷ đồng vốn đầu tư cho ngành nhựa đến năm 2020. Đến năm 2015, tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngành nhựa đạt 78,500 tỷ đồng, năm 2020 đạt 181,577 tỷ đồng và tới năm 2025 là 390,000 tỷ đồng, phấn đấu tỷ trọng ngành nhựa so với toàn ngành công nghiệp đến năm 2015 đạt 5%, đến năm 2020 đạt 5.5% và tăng lên 6% vào năm 2025. Xem thêm
THẾ GIỚI
* 'Cơn bão' vàng sắp đổ bộ? Sau một thời gian trầm lắng, thị trường kim loại quý bỗng sôi sục trở lại với những lần “lên đỉnh“ ấn tượng. Chuyên gia phân tích của CBS Money Watch cho rằng, đây chỉ là giai đoạn đầu của “cơn sốt“ mới. Xem thêm
* EBA: 8/90 ngân hàng châu Âu trượt “stress tests”. Ngày 15/07, Ủy ban Ngân hàng châu Âu (EBA) công bố 8/90 ngân hàng khu vực không vượt qua được “stress tests” với tổng số vốn thiếu hụt ở vào khoảng 2.5 tỷ EUR (tương đương 3.5 tỷ USD). Trong đó có 5 ngân hàng của Tây Ban Nha, 2 ngân hàng của Hy Lạp, và một ngân hàng của Áo. Xem thêm
Xuân Anh - Viết Vinh tổng hợp
|