Thứ Tư, 13/07/2011 07:01

13/07: Bản tin 20 giờ qua

(Vietstock) - Lãnh đạo Bộ Công thương phát biểu “không cần phải kiểm toán giá xăng dầu” tiếp tục làm nóng dư luận. Bên cạnh đó, thị trường 20 giờ qua đón nhận nhiều thông tin đáng chú ý khác như Thủ tướng cũng lưu ý VNPT, Tập đoàn Sông Đà, BIDV và Vinashin thoái vốn tại Công ty cổ phần sắt Thạch Khê; Thủ tướng yêu cầu triển khai biện pháp hạ nhiệt giá thực phẩm...

VĨ MÔ – ĐẦU TƯ

* Không cần kiểm toán giá xăng dầu: Khẳng định giá xăng dầu công khai, minh bạch, Tổng công ty Xăng dầu VN cho biết, hằng năm, đơn vị này đều có kiểm toán độc lập. Còn lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, không cần kiểm toán giá xăng dầu vì thực tế 'chẳng ai kiểm toán một mặt hàng'. Xem thêm.

* Thủ tướng yêu cầu triển khai biện pháp hạ nhiệt giá thực phẩm: Thịt lợn và rau xanh là hai mặt hàng thực phẩm thiết yếu được tập trung xem xét tại cuộc họp khẩn ngày 12/7 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Xem thêm.

* Kinh tế 6 tháng cuối năm - Vượt qua thách thức: Cả nền kinh tế đã đạt được những kết quả khá tích cực, như tăng trưởng sản xuất công nghiệp, tăng trưởng xuất khẩu, những thành công của chính sách tiền tệ… Tuy nhiên, mảng sáng đó vẫn chưa rõ nét. Xem thêm.

Vietstock Daily 13/07: Điểm sáng khối lượng!

Nếu tiếp tục tăng và vượt qua được mốc 20 triệu đơn vị/phiên trên HOSE, volume sẽ phá vỡ được SMA 20 ngày và tạo nên một xu hướng ngắn hạn mới. Xem thêm.

* Giá thực phẩm tăng chóng mặt vì thương nhân Trung Quốc?: Doanh nghiệp đang “phát sốt” vì thiếu nguyên liệu sản xuất, người dân thì “chóng mặt” với giá thực phẩm ngày càng cao…, và không ít ý kiến cho rằng việc tiểu thương và doanh nghiệp Trung Quốc sang thu mua nông sản của Việt Nam là một trong những nguyên nhân quan trọng. Xem thêm.

* Thủ tướng lưu ý VNPT, Tập đoàn Sông Đà, BIDV và Vinashin thoái vốn tại Công ty cổ phần sắt Thạch Khê để tập trung nguồn vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Xem thêm.

* Đền bù 47 tỷ đồng với khu đất 'vàng' ở Hà Nội: Mức đền bù cho khu đất này vẫn được coi là kỷ lục bởi theo khung giá đất thành phố Hà Nội ban hành, mức cao nhất ở trung tâm quận Hoàn Kiếm là 81 triệu đồng/m2. Xem thêm.

TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

* NHNN yêu cầu báo cáo tình hình thanh toán và hệ thống ATM trước 19/07. Xem thêm.

* Giảm dư nợ tín dụng phi sản xuất là hợp lý: Vì cho vay sản xuất, kinh doanh là cho vay vốn ngắn hạn, mà hiện đa phần vốn huy động đều ngắn hạn, nên không thể cho vay trung, dài hạn ở lĩnh vực phi sản xuất. Song có một vấn đề cần xem xét, đó là nên có quy định rõ hơn đối với định nghĩa về tín dụng bất động sản. Ông Đặng Đức Toàn - Tổng giám đốc WEB cho biết.  Xem thêm.

DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

Kết quả - Kế hoạch

* Tuần đầu tháng 7, tài sản của các quỹ hầu hết đều giảm ngoại trừ PRUBF1 có NAV tăng nhẹ. Xem thêm.

* 6 tháng, PVI ước đạt lợi nhuận 220 tỷ đồng, bằng 52.3% kế hoạch năm và tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Xem thêm.

* Thiếu vốn, SMA kêu gọi vay lại lãi trái phiếu: Thời gian vay 1 năm, lãi suất 18%/năm. Hợp đồng vay bắt đầu được tính từ ngày 01/07/2011. Xem thêm.

* TIC - Sản lượng điện 6 tháng hoàn thành 22% kế hoạch năm: Chỉ tính riêng trong tháng 06, sản lượng điện sản xuất của TIC xấp xỉ bằng cả 5 tháng đầu năm. Lũy kế 6 tháng, công ty hoàn thành 22.47% kế hoạch cả năm. Xem thêm.

* NBB được cấp giấy chứng nhận khai thác sa khoáng Titan. Xem thêm.

* 18/07, SEC chốt quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 20%. Xem thêm.

Giao dịch cổ phiếu

* SAV, VFMVF1 - Giao dịch nội bộ khối lượng lớn: SSIVF tiếp tục mua bán gần 600,000 cổ phiếu SAV. Trong khi đó, BVS đã bán 620,430 chứng chỉ quỹ và mua 306,730 chứng chỉ quỹ của VFMVF1. Xem thêm.

* SSIVF mua bán hàng triệu cổ phiếu SVC và NSC: SSIVF thông báo sẽ mua 636,000 cổ phiếu và bán 636,000 cổ phiếu SVC từ 15/07 đến 15/09 với tư cách cổ đông lớn. SSIVF cũng thông báo đã mua 105,150 cổ phiếu và bán 205,000 cổ phiếu NSC. Xem thêm.

TÀI CHÍNH THẾ GIỚI

* Moody’s: Ireland có thể nhận gói giải cứu thứ 2: Ngày 12/07, Moody’s hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm nội và ngoại tệ của Ireland từ Baa3 xuống Ba1 với triển vọng tiêu cực kèm lời cảnh báo quốc gia này có thể cần gói giải cứu thứ 2. Động thái trên càng làm gia tăng mối quan ngại về khả năng của châu Âu trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ và ngăn chặn sự lây lan của cuộc khủng hoảng này. Xem thêm

* Dòng vốn nước ngoài là hiểm họa với kinh tế châu Á: Dòng vốn lần này chủ yếu là trái phiếu và cổ phiếu, là các nguồn vốn mà các thị trường vốn của nền kinh tế châu Á mới nổi không thể hấp thu với số lượng lớn khiến các bong bóng giá tài sản hình thành nhanh chóng, đẩy nền kinh tế vào nguy cơ "cái chết bất ngờ." Xem thêm.

* EC đề xuất biện pháp mới giảm tình trạng đầu cơ: Ủy ban châu Âu ngày 11/07 đã đề xuất cấm các cơ quan xếp hạng tín dụng đưa ra đánh giá tín dụng đối với các quốc gia đang phải nhận sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức tài chính quốc tế. Xem thêm.

Mạnh Kiên tổng hợp

Các tin tức khác

>   UPCoM-Index tăng nhẹ lên 32,56 điểm (12/07/2011)

>   Ngày 12/07: Khối ngoại ”chuyền tay” 66 tỷ đồng cổ phiếu VIC (12/07/2011)

>   Tự doanh và hai mặt của môi giới (12/07/2011)

>   CTCK “ngậm đắng” thành chủ nợ (12/07/2011)

>   Chứng khoán: “Dài cổ” chờ lãi suất đến bao giờ? (11/07/2011)

>   Thị trường đìu hiu, nhà đầu tư lên sàn... giải trí (11/07/2011)

>   12/07: Bản tin 20 giờ qua (12/07/2011)

>   Công ty chứng khoán: Kẻ mở ra, người thu hẹp (11/07/2011)

>   Ngày 11/07: Khối ngoại mua ròng nhẹ, STB tiếp tục bị bán mạnh (11/07/2011)

>   Nhìn khối lượng đoán xu hướng thị trường (11/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật