Thứ Hai, 11/07/2011 16:44

Công ty chứng khoán: Kẻ mở ra, người thu hẹp

(Vietstock) – Tính từ đầu tháng 6 đến nay, lĩnh vực chứng khoán tiếp tục chứng kiến thêm 14 công ty chứng khoán (CTCK) đóng cửa chi nhánh và phòng giao dịch. Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp bất chấp thị thường ảm đạm vẫn khai trương các điểm giao dịch mới để mở rộng thị phần và gia tăng tiềm lực.

Những tháng cuối quý 2 và đầu quý 3, thị trường chứng khoán chưa có gì gọi là phục hồi hoặc khởi sắc, thậm chí còn ảm đạm hơn. Thanh khoản kiệt quệ, giá trị giao dịch xuống thấp chưa từng có, nhà đầu tư rời bỏ thị trường. Các CTCK từ lớn đến bé đều lần lượt thu hẹp hoạt động kinh doanh bằng việc đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch và cắt giảm nhân sự cùng nhiều khoảng chi phí khác…

Khó khăn = thu hẹp hoạt động?

Ngày 30/05, CTCP Chứng khoán Phố Wall (WSS) có quyết định khá thận trọng khi chỉ tạm dừng hoạt động kinh doanh chi nhánh Sài Gòn tại 255 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TPHCM. Tuy nhiên, những ngày sau đó thị trường vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc thực sự, WSS đã đóng cửa luôn chi nhánh này vào ngày 14/06. Trước đó, công ty này cũng thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh 60 ngày đối với phòng giao dịch Hoàn Kiếm (Hà Nội) từ ngày 15/05.

Tên CTCK

Đóng cửa chi nhánh/Phòng giao dịch

APEC

Phòng giao dịch Ngô Thì Nhậm (Hà Nội)

AVS

Chi nhánh Hà Nội

CSC

Chi nhánh TPHCM

DDS

Phòng giao dịch Chợ Lớn

ECC

Chi nhánh TPHCM

GLS

Phòng giao dịch Trương Định (TPHCM)

MHBS

Phòng giao dịch Đồng Khởi (TPHCM)

Phòng giao dịch Nguyễn Công Trứ (TPHCM)

NAVS

Chi nhánh Hà Nội

SBS

Chi nhánh Hoa Việt (Vũng Tàu)

SMES

Phòng giao dịch SME - PVFI (Hà Nội)

TLS

Phòng giao dịch Lê Đại Hành (TPHCM)

VietinbankSc

Chi nhánh Hà Nội

VVSC

Chi nhánh Lê Thánh Tôn (Q.1, TPHCM)

WSS

Phòng giao dịch Hoàn Kiếm (Hà Nội)

Chi nhánh Sài Gòn (TPHCM)

Trong tháng 6, CTCP Chứng khoán Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHBS) đã đóng của hai điểm giao dịch tại TPHCM là phòng giao dịch Đồng Khởi và phòng giao dịch Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TPHCM.

Phòng giao dịch Đồng Khởi vừa được MHBS đầu tư mới với trang bị hiện đại và tiện nghi vào cuối năm 2010 nhưng chỉ hoạt động chưa đầy nửa năm đã phải đóng cửa.

Đáng chú ý là CTCP Chứng khoán Nam Việt (NAVS) cũng đóng cửa chi nhánh tại Hà Nội để nâng cấp lên thành trụ sở chính và tuyên bố đổi tên công ty theo tên của cổ đông sáng lập là VIT Corp.

Ngay cả đại gia trong ngành là CTCP Chứng khoán Thăng Long (TLS) cũng thông báo đóng cửa phòng giao dịch Lê Đại Hành, Quận 11, TPHCM ngay sau khi đóng cửa một phòng giao dịch khác ở Phú Nhuận vào tháng 3.

Một số CTCK có tên tuổi khác cũng đóng của chi nhánh và phòng giao dịch như Âu Việt (AVS), Thủ Đô (CSC), EuroCapital (ECC), Sacombank – SBS (SBS), APEC (APS), VietinbankSc (CTS), SMES, Đông Dương (DDS) hay Sen Vàng (GLS).

Đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch đồng nghĩa với việc thu hẹp hoạt động, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến thị phần môi giới.  Trong quý 2, SBS từ thứ 4 rớt xuống thứ 5 với thị phần giảm từ 4.98% xuống còn 4.87% tại HOSE và mất hẳn vị trí top 10 ở sàn HNX.

TLS giảm mạnh về thị phần ở HOSE trong quý 2. Từ 8.58% ở quý 1, TLS chỉ còn nắm giữ 5.99% vào cuối quý 2.

Tận dụng cơ hội phát triển thị phần

Trong kinh tế, khó khăn của người này lại là cơ hội cho người khác có tiềm lực lớn mạnh hơn. Và trong lĩnh vực chứng khoán cũng vậy. Chưa nói đến việc mua bán hay sáp nhập trong lĩnh vực chứng khoán mà chỉ đề cập đến việc gia tăng thị phần môi giới.

Tên CTCK

Thành lập chi nhánh/Phòng giao dịch

KEVS

Chi nhánh Đà Nẵng

Chi nhánh Vũng Tàu

Chi nhánh Cần Thơ

VNSC

Văn phòng đại diện tại Hà Nội

SeASecurities

Phòng giao dịch Lý Thường Kiệt (Hà Nội)

SSI

Phòng giao dịch Trần Bình Trọng (Hà Nội)

XuanthanhSC

Chi nhánh TPHCM

Trong bối cảnh khó khăn này vẫn có những công ty thông báo khai trương một loạt phòng/điểm giao dịch mới như Chứng khoán Kim Eng (KEVS) với việc cho ra đời đến 3 chi nhánh đặt tại Đà Nẵng, Vũng Tàu và Cần Thơ.

Ông Lê Minh Tâm – Tổng Giám đốc của KEVS chia sẻ, việc mở rộng hoạt động nằm trong chiến lược tại thị trường Việt Nam và đã được công ty xác định từ trước. Ông Tâm cho biết thêm, từ nay đến cuối năm, công ty sẽ mở thêm một chi nhánh tại TP.Long Xuyên.

Được biết, KEVS không có hoạt động tự doanh nên từ đầu năm đến nay, khi thị trường sụt giảm mức độ thiệt hại của công ty này ít hơn nhiều so với doanh nghiệp khác. Và để sống còn, việc mở rộng hoạt động, gia tăng thị phần là mục tiêu duy nhất của công ty.

Trong quý 2 vừa qua, KEVS cùng lúc trở lại top 10 về thị phần môi giới cổ phiếu ở HOSE lẫn HNX ở vị trí thứ 9 với tỷ lệ nắm giữ lần lượt là 3.16% và 2.54%.

Trường hợp khác là CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) công bố thành lập thêm phòng giao dịch tại Hà Nội hay XuanthanhSc (VIX) và SeASecurities cũng lần lượt thành lập chi nhánh và phòng giao dịch mới trong tháng 6.

Chưa rõ mục đích, chiến lược của các CTCK này là gì nhưng với việc gia tăng hoạt động môi giới này đã giúp SSI củng cố được vị trí dẫn đầu ở HOSE trong quý thứ 3 liên tiếp, đồng thời nâng thị phần môi giới lên 13.2% trong quý 2, tăng mạnh so với mức 11.74% của quý trước.

Theo một số chuyên gia, nếu thị trường chứng khoán tiếp tục ảm đạm như hiện này thì tình hình 6 tháng cuối năm sẽ rất khó khăn cho tất cả các CTCK. Do vậy, việc thu hẹp hoạt động của các CTCK có thể trở thành một làn sóng.

Thủy Tiên – Trương Thơ

Các tin tức khác

>   Ngày 11/07: Khối ngoại mua ròng nhẹ, STB tiếp tục bị bán mạnh (11/07/2011)

>   Nhìn khối lượng đoán xu hướng thị trường (11/07/2011)

>   Chứng khoán cuối năm: Cơ hội 'lướt sóng ngắn' (11/07/2011)

>   Khốc liệt chứng khoán (11/07/2011)

>   11/07: Bản tin đầu tuần (11/07/2011)

>   Thanh khoản kiệt quệ, khối ngoại vẫn bán ròng (10/07/2011)

>   Tiếng nói nhà đầu tư: Bóng ma “cá mập” (10/07/2011)

>   Sự kiện doanh nghiệp niêm yết tuần 11-15/07 (09/07/2011)

>   "Nhiều nguy hại khi lan tràn bán khống" (09/07/2011)

>   Chuyện về những cuộc đổi ngôi thị phần môi giới (09/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật