Chủ Nhật, 10/07/2011 19:02

Thanh khoản kiệt quệ, khối ngoại vẫn bán ròng

(Vietstock) - Thanh khoản tiếp tục trên đà sụt giảm trong tuần giao dịch vừa qua. Tâm lý nhà đầu tư thận trọng, thậm chí có phần uể oải. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn giữ trạng thái bán ròng cho dù giá cổ phiếu không ngừng đi xuống.

Thanh khoản kiệt quệ

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index chốt ở mức 430.32 điểm, tăng 1.19%, tổng khối lượng giao dịch đạt 114.5 triệu đơn vị, tương đương 2,120 tỷ đồng, giảm nhẹ 1.7% về khối lượng, nhưng mất đến 20% về giá trị so với tuần trước.

Chênh lệch lượng đặt bán và đặt mua là 184 triệu/168 triệu đơn vị cho thấy xu hướng của nhà đầu tư vẫn là mong muốn bán hơn mua vào bất chấp tình hình lãi suất trên thị trường tuần qua đã có nhiều dấu hiệu hạ nhiệt.

Chỉ số HNX-Index chốt ở 72.84 điểm, tăng 0.12% so với tuần. Khối lượng giao dịch giảm 24% xuống còn 107.11 tỷ đồng, và giá trị chuyển nhượng cũng giảm 26% còn 1,208 tỷ đồng. Tuy nhiên, thống kê lượng đặt mua và đặt bán có chênh lệch hơn 19 triệu đơn vị cho thấy cổ phiếu HNX đang có tính hấp dẫn hơn so với nhà đầu tư, đặc biệt là giới đầu cơ.

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán FPT (FPTS), nhiều mã cổ phiếu tại HNX đã rơi về mức giá trước đợt tăng mạnh vừa qua và đang có sự hấp dẫn cao hơn đối với dòng tiền đầu cơ nhanh đặc biệt trong trường hợp nếu HNX-Index tiếp tục điều chỉnh giảm trong tuần tới. 

Có thể xem tuần qua thị trường đã kiệt quệ về thanh khoản. Hai phiên đầu tuần Index gia tăng nhưng không được cung cầu hỗ trợ, kết quà là đà tăng nhanh chóng bị dập tắt. Tính trung bình giá trị giao dịch mỗi phiên chỉ đạt 700 – 800 tỷ đồng nhưng giao dịch thỏa thuận luôn chiếm tỷ trọng lớn.

Trên HOSE, khối lượng giao dịch khớp lệnh ngày 06/07 xuống mức thấp kỷ lục trong vòng hơn 2 năm kể từ ngày 05/05/2009, khi chỉ có 13.5 triệu cổ phiếu được khớp lệnh. Trên HNX, khối lượng giao dịch khớp lệnh cũng xuống mức thấp nhất trong vòng 5 tháng kể từ ngày 09/02/2011.

CTCK Âu Việt (AVS) cho rằng, do tâm lý thận trọng của nhà đầu tư và hành động chủ yếu của họ trong thời điểm hiện tại vẫn là đứng ngoài quan sát đã làm cho thanh khoản thị trường bị “đóng băng”.

Khối ngoại bán ròng bluechips

Tương tự nhà đầu tư trong nước, xu hướng bán ra vẫn là lựa chọn hàng đầu của nhà đầu tư nước ngoài. Tại HOSE, họ mua vào 9.88 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị 498.5 tỷ đồng và bán ra 13.77 triệu đơn vị, trị giá 557,9 tỷ đồng. Với 5 phiên giao dịch, họ bán ròng trọn vẹn với giá trị gần 60 tỷ đồng.

Thống kê cho thấy, khối ngoại sang tay hàng hoạt cổ phiếu nâng giá trị mua bán trong 2 phiên giao dịch ngày 06/07 và 07/07 tại HOSE tăng đột biến. VNM được sang tay nhiều nhất với gần 2 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, trị giá 249 tỷ đồng, ngoài ra còn có các cổ phiếu như FPT, VIC ... 

Tuy nhiên, thống kê trọn tuần qua, DPR bất ngờ vượt VIC trở thành cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất trên HOSE với giá trị lần lượt 10 tỷ đồng và 8.29 tỷ đồng. Ngoại trừ HPG, REE, HAG họ còn mua ròng các mã ít “tên tuổi” như DHG, VCF, NSC, VFC… Trong khi đó, các mã BVH, FPT, STB, CII lại bị bán ròng mạnh. Nhìn chung, top bán ròng của khối ngoại đều là những mã có vốn hóa lớn và có tên tuổi.

Thông tin đáng chú ý của STB trong tuần qua là việc cổ phiếu này liên tục được giao dịch thỏa thuận hơn 4 triệu đơn vị mỗi phiên ở giá sàn và ngày 07/07 bất ngờ có thông tin người thân Chủ tịch HĐQT đồng loạt bán ra gần 15 triệu cổ phiếu khiến tâm lý nhà đầu tư “hoang mang”.

Trên sàn Hà Nội, nhà đầu tư nước ngoài mua vào tổng cộng 2.15 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị 31.8 tỷ đồng và bán ra 1.53 triệu cổ phiếu, tương đương 22.61 tỷ đồng. Tính chung cả tuần, họ mua ròng nhẹ 9.28 tỷ đồng. Điều này cho thấy khối ngoại cũng nhìn nhận được giá cổ phiếu tại HNX đang trở về mức thấp so với đợt tăng cuối tháng 5 và đầu tháng 6 vừa qua.

Những gương mặt như VNF, DLR, PVI, ICG, DBC, TCS, PSG… tiếp tục nằm trong danh mục mua ròng nhiều nhất của khối ngoại. Ở chiều ngược lại, ngoài NTP có giá trị bán ròng trên 2 tỷ đồng, các mã khác họ chỉ bán ròng dưới 1 tỷ đồng do hầu hết các mã đã về dưới mức giá trước đợt tăng điểm gần nhất của thị trường.

Tuần giao dịch tới, các thông tin về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ được công bố, bên cạnh đó thông tin không giảm giá xăng có thể tác động xấu đến tâm lý nhà đầu tư đồng thời ảnh hưởng đến các dự báo về chỉ số giá tiêu dùng của tháng 7. Điều này có thể tiếp tục làm cho nhà đầu tư thận trọng và thanh khoản thị trường vẫn khó cải thiện.

Xuân Anh -  Viết Vinh

Các tin tức khác

>   Tiếng nói nhà đầu tư: Bóng ma “cá mập” (10/07/2011)

>   Sự kiện doanh nghiệp niêm yết tuần 11-15/07 (09/07/2011)

>   "Nhiều nguy hại khi lan tràn bán khống" (09/07/2011)

>   Chuyện về những cuộc đổi ngôi thị phần môi giới (09/07/2011)

>   UPCoM-Index giảm 1,4% sau một tuần giao dịch (08/07/2011)

>   Ngày 08/07: STB đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại (08/07/2011)

>   VIX phải giải trình cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp (08/07/2011)

>   Chứng khoán đang tạo đáy? (08/07/2011)

>   08/07: Bản tin 20 giờ qua (08/07/2011)

>   Cổ phiếu bất động sản: Của giữ là của lo (07/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật