Thứ Năm, 09/06/2011 09:39

Nhập khẩu dược phẩm vẫn tăng

Theo thống kê hải quan trong 5 tháng qua, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam tiếp tục tăng ở hầu hết các thị trường. Trong khi đó, dự kiến, khi thuế nhập khẩu dược phẩm được giảm từ 5% xuống chỉ còn 2,5%, sẽ có thêm 10-20% đầu thuốc nước ngoài đăng ký tại Việt Nam.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2011, mức tăng được ghi nhận đối với cả nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm cũng như dược phẩm.

Về nguyên phụ liệu dược phẩm, nếu như trong tháng 1, Việt Nam nhập khẩu 15,3 triệu USD nguyên phụ liệu thì trong tháng 2, con số này là 12,1 triệu USD;  tháng 3 là 19,9 triệu USD; tháng 4 là 17,9 triệu USD; và trong nửa đầu tháng 5 đã là gần 10 triệu USD.

Về dược phẩm, số liệu nhập khẩu trong tháng 1 là 116,6 triệu USD (tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2010 và đạt 9% kế hoạch năm). Tháng 2, do nghỉ Tết Nguyên đán nên số lượng giảm chỉ là 97,3 triệu USD so với cùng kỳ năm trước tăng 39,2% và bằng 16,4% kế hoạch năm.

Sang tháng 3, lượng nhập khẩu dược phẩm tiếp tục tăng, đạt 125,5 triệu USD, nâng tổng mức nhập khẩu 3 tháng lên 338,1 triệu USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước và bằng 26% kế hoạch năm. Tháng 4, Việt Nam tiếp tục nhập 105 triệu USD dược phẩm nâng tổng số nhập khẩu trong 4 tháng lên 443,2 triệu USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2010 và đạt 33,3% kế hoạch năm. Nửa đầu tháng 5, số liệu nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam đã là 57,3 triệu USD.

Như vậy, tính đến hết kỳ báo cáo gần nhất của hải quan (15/5/2011, Việt Nam đã nhập khẩu 71 triệu USD nguyên phụ liệu dược phẩm và 500,2 triệu USD dược phẩm.

Cũng theo số liệu thống kê, nhập khẩu dược phẩm từ các thị trường của Việt Nam đều ghi nhận sự tăng trưởng. Trong suốt nhiều năm qua và 5 tháng đầu năm 2011, Ấn Độ, Pháp, Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn tiếp tục là những thị trường chính cung cấp nguyên phụ liệu dược phẩm và dược phẩm cho Việt Nam.

Trong đó, Ấn Độ và Pháp luôn dẫn đầu trong các thị trường nhập khẩu dược phẩm truyền thống của Việt Nam. Số liệu nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Ấn Độ của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm tương ứng: tháng 1: 18,7 triệu USD, tháng 2: 16,8 triệu USD, tháng 3: 18,3 triệu USD và tháng 4: 17,2 triệu USD. Như vậy, tổng 4 tháng, Việt Nam đã nhập 71 triệu USD dược phẩm từ Ấn Độ, chiếm trên 16% tổng mức nhập khẩu dược phẩm trong 4 tháng.

Cùng với Ấn Độ, Pháp cũng là một trong 2 thị trường lớn cung cấp dược phẩm cho Việt Nam. Dược phẩm cũng là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Pháp.

Nếu như trong tháng 1, Việt Nam nhập 17,9 triệu USD dược phẩm từ thị trường Pháp thì tháng 2, con số này là 16,4 triệu USD, tháng 3 là 21 triệu USD và tháng 4 là 17,3 triệu USD. Cộng dồn 4 tháng, Việt Nam đã nhập 72,6 triệu USD dược phẩm từ Pháp, chiếm 16,4% tổng mức nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam trong 4 tháng.

Trong khi đó, thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm chính của Việt Nam vẫn là Trung Quốc. Số liệu thống kê kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc tương ứng: tháng 1: 8,6 triệu USD, tháng 2: 1,4 triệu USD (tháng Tết), tháng 3: 8,5 triệu USD, tháng 4 là 8,2 triệu USD.

Thị trường dược phẩm Việt Nam được đánh giá sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các công ty nước ngoài trong những năm tới. Hiện tại, đối với phân ngành kinh doanh, nhập khẩu, phân phối thuốc, có 3 doanh nghiệp nước ngoài hiện đang chiếm gần 50% thị phần thuốc toàn quốc là: Zuellig Pharma (Singapore), Diethelm (Thuỵ Sỹ), mega Product (Thái Lan).

Nếu như năm 2009, tổng trị giá tiền thuốc sử dụng của Việt Nam theo thống kê từ Bộ Y tế là 1,696 tỷ USD, tiền thuốc bình quân đầu người là 19,77 USD thì dự báo năm 2014, tiền thuốc bình quân đầu người sẽ tăng lên 33,8 USD/người. Và thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 17-19%/năm. Kim ngạch nhập khẩu thuốc của Việt Nam theo một nghiên cứu của BMI sẽ vượt 1,37 tỷ USD vào năm 2013.

Đề án “Quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” đang được đầu tư xây dựng nhằm quy hoạch, phân bố các nhà máy sản xuất thuốc trong nước theo hướng khuyến khích sản xuất thuốc phổ thông để giảm giá thành sản phẩm và ưu tiên cung ứng cho hệ thống cơ sở khám chữa bệnh công lập; tăng số lượng cũng như chất lượng thuốc sản xuất trong nước. Việc đẩy mạnh sản xuất thuốc trong nước một mặt sẽ góp phần phát triển ngành dược, giảm giá thuốc, bình ổn thị trường dược phẩm và giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài.

Thực tế là người tiêu dùng Việt Nam ở thời điểm hiện tại vẫn chưa đặt niềm tin cao vào thuốc nội, dù giá thuốc nội rẻ hơn nhiều lần so thuốc nhập ngoại. Đây cũng là điều mà các nhà sản xuất thuốc trong nước cần xem xét trong chiến lược phát triển lâu dài của mình.

Theo Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2011-2012, thuế nhập khẩu dược phẩm sẽ giảm từ 5% xuống còn 2,5% sẽ làm gia tăng khoảng 10-20% đầu thuốc nước ngoài tại Việt Nam. Điều đó đồng nghĩa sự cạnh tranh trên thị trường dược phẩm, đặc biệt là ở phân khúc sản xuất các sản phẩm dược phẩm phổ thông sẽ ngày càng gay gắt.

Xuân Hương

TBKTVN

Các tin tức khác

>   Vì sao ngành đường lãng phí năng lượng? (09/06/2011)

>   Bông nguyên liệu cho ngành dệt may: Cuối năm lại tăng giá? (09/06/2011)

>   Doanh nghiệp điện tử nội khốn đốn (09/06/2011)

>   Đề xuất bắt buộc sử dụng xăng E5 (09/06/2011)

>   Nên giảm giá diesel để hạ cơn sốt giá cả (09/06/2011)

>   50% doanh nghiệp chọn công nghệ điện toán đám mây (09/06/2011)

>   Công nghiệp ô tô: Loay hoay trước ngã ba đường (08/06/2011)

>   Doanh nghiệp xăng dầu tố nhau (08/06/2011)

>   2020: Kinh tế biển đóng góp 53-55% GDP (08/06/2011)

>   Đến 2015 xuất khẩu công nghiệp chủ lực đạt 15% kim ngạch (08/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật