Thứ Sáu, 03/06/2011 22:48

“Huyết mạch” kinh tế cần được khơi thông

Cuộc rượt đuổi lãi suất giữa doanh nghiệp - ngân hàng và giữa nhiều ngân hàng với nhau vẫn đang tiếp diễn. Nếu không gỡ rối được vấn đề này, thì hệ quả tất yếu là không chỉ doanh nghiệp, mà cả nền kinh tế sẽ ngày càng gặp khó khăn.

Thực tế cho thấy, doanh nghiệp đang thực sự rất khó khăn vì khó tiếp cận tín dụng và vì lãi suất quá cao, có khi lên tới 25-26%. Điều này, cùng với việc leo thang của giá cả nguyên vật liệu đầu vào đã buộc nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt đông sản xuất, kinh doanh, tạm dừng các dự án đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng sản xuất.

Những khó khăn, thách thức với nền kinh tế đã được dự báo từ cuối năm 2010, khi các yếu tố bất ổn vĩ mô bắt đầu xuất hiện. Diễn biến tình hình kinh tế trong những tháng đầu năm càng cho thấy rõ điều đó.        

Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Chính phủ, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2011 chỉ đạt khoảng 5,6%, thấp hơn con số 6,16% của cùng kỳ năm trước và thấp hơn so với kỳ vọng. Số liệu thống kê của các cơ quan chức năng cũng cho thấy, mặc dù sản xuất công nghiệp tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khá cao (5 tháng ước đạt 343,6 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ), nhưng do chi phí đầu vào tăng cao, nên hiệu quả sản xuất - kinh doanh giảm đáng kể, giá trị tăng thêm của toàn ngành thấp so với tốc độ tăng giá trị sản xuất.

Trong bối cảnh hiện nay, kiềm chế lạm phát phải được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu như tín dụng cho đầu tư và sản xuất, kinh doanh - vốn được coi là “huyết mạch” của nền kinh tế - không được khơi thông một cách hợp lý sẽ dẫn tới đình đốn sản xuất, ảnh hưởng tới việc làm và an sinh xã hội.

Thực tế cũng cho thấy, khoảng cách giữa trần lãi suất huy động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp là quá lớn. Trước nhu cầu vốn rất lớn của các doanh nghiệp, không ít ngân hàng thương mại “vượt rào lãi suất” trong huy động vốn bằng các hình thức khuyến mại. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước luôn yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay, song thực tế lại ngược lại. Từ thực tế đó, đòi hỏi phải nghiên cứu các giải pháp nhằm điều hành chính sách lãi suất, chính sách tiền tệ một cách hiệu quả hơn để một mặt tiến tới ổn định kinh tế ỹi mô, mặt khác để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, tạo điều kiện để duy trì tốc độ tăng trưởng một cách hợp lý và qua đó góp phần giải quyết công văn, việc làm đảm bảo an sinh xã hội.

Trên một khía cạnh khác, cũng cần tính tới các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, như miễn giảm thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thủ tục tiếp cận tín dụng, đặc biệt cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đứng trên góc độ này, việc TP.HCM vừa quyết định hỗ trợ lãi suất vay vốn cho một số lĩnh vực thuộc chương trình kích cầu của Thành phố có lẽ là một trong những biện pháp hữu hiệu mà các địa phương có thể cân nhắc thực hiện trong khả năng cho phép.

Nguyên Đức

đầu tư

Các tin tức khác

>   Ngân hàng và doanh nghiệp logistics: Nhìn từ những cú bắt tay (02/06/2011)

>   Sẽ kiểm tra các công ty kiểm toán (28/05/2011)

>   Ổn định thị trường tiền tệ: Tìm rõ “bệnh” mới phát sinh (27/05/2011)

>   Điều chưa từng xảy ra kể từ ngày điều chỉnh tỷ giá (23/05/2011)

>   HSBC: Lạc quan về triển vọng kinh doanh 6 tháng tới (20/05/2011)

>   Ngân hàng thời... giật gấu vá vai (20/05/2011)

>   Khó ép lãi suất vay về 18%- 19%/năm (19/05/2011)

>   Chuyên gia: Nên xem xét kỹ khi tăng dự trữ bắt buộc (16/05/2011)

>   Vụ Công ty ALC II: Thủ tướng yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm minh (16/05/2011)

>   “Vốn liếng” vẫn còn nhiều (15/05/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật