Thứ Năm, 16/06/2011 10:32

Cổ phiếu bất động sản có còn hấp dẫn?

Cùng với việc thị trường căn hộ đói vốn, trầm lắng, thậm chí bị rớt giá thì giao dịch cổ phiếu bất động sản (BĐS) cũng đang trong thời kỳ ảm đạm. Ngành này đã không còn nằm trong danh mục đầu tư tiềm năng mà các công ty chứng khoán khuyến cáo nhà đầu tư (NĐT) nên quan tâm.

Không còn lợi nhuận gối đầu

Chị Hoa - NĐT tại CTCK Sacombank - SBS sẵn sàng đặt mua cổ phần của CTCP Nhà Từ Liêm (NTL) giá 80.000 đồng/CP vào thời điểm TTCK đã giảm giá, VN Index chỉ còn dưới 500 điểm. Lý do chị Hoa chọn NTL vì ngay từ đầu năm 2011 NTL đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 700 tỷ đồng. Năm 2011, NTL tiếp tục đầu tư dự án Bắc Quốc lộ 32 và triển khai dự án Khu đô thị mới Tây Đô. Tại Khu đô thị mới Dịch Vọng (đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài), NTL còn đất để triển khai 2 tòa chung cư theo quy hoạch trên 40 tầng. Ngoài ra, công ty còn đang đầu tư Khu đô thị 33,4 ha tại Hòa Bình với tổng dự án 451 tỷ đồng. Thế nhưng, thị trường BĐS giảm giá quá nhanh như "quả bóng xì hơi" khiến giá cổ phiếu NTL nhanh chóng giảm xuống đầu 2 với lượng bán ra lớn, khiến chị Hoa bị lỗ nặng.

Thời gian gần đây, nhiều CP BĐS tiếp tục là "nạn nhân" của hoạt động bán ra. Các mã thuộc nhóm này bị bán ròng giá trị lớn là: VIC, KBC, CII, HAG, LCG, PVX, UNI, PVE, AAA.

Giá của hầu hết các CP BĐS đã giảm khoảng 30% trong vòng một tháng qua. Mặc dù điều này một phần do bối cảnh chung của thị trường, nhưng chính sự rớt giá (phần lớn là những CP có giá trị vốn hoá lớn) cũng là tác nhân làm cho thị trường đi xuống.

Thống kê nhanh về kết quả kinh doanh Q1/2011 của 29 DN BĐS cho thấy, số DN tăng trưởng âm so với quý I/2010 chiếm gần 50%, chỉ một số tăng trưởng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thách thức và xu hướng

CTCK Tràng An (TAS) đưa ra đánh giá chung về diễn biến của thị trường BĐS thời điểm hiện tại. Động thái thắt chặt tín dụng phi sản xuất hiện nay sẽ khiến cho thị trường BĐS trầm lắng. Để xoay sở trong bối cảnh này, nhiều chủ đầu tư chỉ còn cách lựa chọn buộc giãn tiến độ hoặc hoãn không triển khai dự án. Tuy nhiên, về lâu dài, việc một số dự án BĐS bị đình trệ sẽ kéo theo hệ quả là nguồn cung ra thị trường cũng bị hạn chế theo, tạo ra nguy cơ cho một chu kỳ nóng của thị trường BĐS trong trung hạn.

Đánh giá về thị trường BĐS và tiềm năng CP ngành này, ông Nguyễn Thế Lữ, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý quỹ Saigon Asset Management (SAM) cho biết, các quỹ của SAM quản lý đã đầu tư vào 30 công ty BĐS và rút vốn khoảng 10 công ty. Hiện nay, danh mục đầu tư của SAM còn hơn 20 công ty, trong đó có 9 công ty BĐS. Quỹ bất động sản SAM quản lý vẫn có lãi hơn 10% trong năm qua.

Có thể doanh nghiệp BĐS Việt Nam đang bước sang chu kỳ phát triển mới sẽ không còn siêu lợi nhuận như trước, nhưng kỳ vọng tỷ lệ lợi nhuận 30 - 40% trên vốn sau 2 - 3 năm nữa được đánh giá là có cơ sở (nhất là thị trường nhà ở, ổn định và giàu tiềm năng khi tỷ lệ lệ dân số trẻ và chưa có nhà ở còn rất lớn). Và tỷ lệ lợi nhuận này đủ để hấp dẫn các NĐT dài hạn. Nhìn về dài hạn, CP BĐS vẫn hấp dẫn, bởi tiềm năng phát triển của thị trường BĐS Việt Nam.

Thảo Nguyên

Kinh tế và đô thị

Các tin tức khác

>   Làm sao để giữ “nhiệt” thị trường chứng khoán? (16/06/2011)

>   16/06: Bản tin 20 giờ qua (16/06/2011)

>   UPCoM-Index giảm nhẹ còn 33,22 điểm (15/06/2011)

>   Ngày 15/06: Khối ngoại mua 4 triệu cổ phiếu KDC, Chứng khoán lùi sâu 4.82% (15/06/2011)

>   Có nên lên sàn lúc này? (15/06/2011)

>   Vẫn chỉ là dòng tiền “đánh nhanh, rút gọn” (15/06/2011)

>   15/06: Bản tin 20 giờ qua (15/06/2011)

>   UPCoM-Index điều chỉnh sau 3 phiên tăng (14/06/2011)

>   Ngày 14/06: Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 64 tỷ đồng (14/06/2011)

>   Đầu cơ chứng khoán thời “hết nạc vạc đến xương" (14/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật