Thứ Hai, 13/06/2011 23:58

Cần lập Bộ Kinh tế biển

Theo TS Trần Du Lịch, nguyên viện trưởng Viện Kinh tế TPHCM, Bộ Kinh tế biển sẽ làm “nhạc trưởng” quy hoạch, định hướng chiến lược và điều phối hoạt động kinh tế biển.

* Phóng viên: Ông có thể cho biết ý tưởng về việc cần có bộ quản lý kinh tế biển khi phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế biển Việt Nam 2011 mới đây tại Nha Trang?

- TS Trần Du Lịch: Một trong những lợi thế của Việt Nam so với nhiều nước khác là lợi thế về kinh tế biển. Chúng ta có một “mặt tiền” biển hơn 3.200 km, cùng khoảng 3.000 hòn đảo (trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) và có địa  - kinh tế rất quan trọng. Tôi cho rằng đó là một động lực rất lớn, chưa kể chúng ta còn có một thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 1 triệu km2 , tức là gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền. Kinh tế biển là tiềm lực lớn cho kinh tế Việt Nam trong thế kỷ XXI vốn được thế giới xem là “Thế kỷ của đại dương”.

Trong khi đó, Nghị quyết Trung ương 4 Đại hội X của Đảng xác định kinh tế biển nước ta bao gồm cả du lịch biển, cảng biển, hoạt động cảng, hàng hải quốc tế, khai thác hải sản, khai thác tài nguyên biển... Tuy nhiên, các lĩnh vực trên hiện vẫn chia cắt ra nhiều bộ, ngành quản lý, chưa phối hợp với nhau nhịp nhàng. Vì thế, tôi đề nghị cần thành lập một bộ quản lý, phát triển ngành kinh tế biển.

Chúng ta hiện vẫn chưa đánh giá hết tiềm năng kinh tế biển mà mới chỉ dựa vào lợi thế của đất liền trong hoạt động phát triển kinh tế. Tại Diễn đàn Kinh tế biển Việt Nam 2011, tôi đã nêu rõ sự thiếu đồng bộ trong trong công tác tổ chức, quản lý. Ví dụ, những năm 1996-1997, chúng ta đề ra chương trình đánh bắt xa bờ nhưng làm không đồng bộ nên không thành công. Muốn khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển trước hết phải bắt đầu từ công tác tổ chức. Tôi cho rằng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trường chưa đủ vai trò để làm “nhạc trưởng” phát triển kinh tế biển. Còn phát triển kinh tế biển, khoa học-công nghệ biển... và kết hợp như thế nào với an ninh - quốc phòng đều đã được nêu rõ trong Nghị quyết Trung ương 4.

* Là đại biểu Quốc hội 2 khóa và vừa trúng cử vào Quốc hội khóa XIII, ông có kiến nghị đề xuất thành lập Bộ Kinh tế biển tại Quốc hội?

- Đề xuất thành lập một cơ quan quản lý cấp bộ là việc của Chính phủ và sau đó đưa ra Quốc hội xem xét, thông qua cơ cấu các cơ quan Chính phủ. Tôi đã nêu đề xuất của mình tại Diễn đàn Kinh tế biển Việt Nam năm 2011 rồi. Nếu đề cập và bàn vấn đề này tại Quốc hội thì tôi sẽ có ý kiến.

Phạm Dương thực hiện

người lao động

Các tin tức khác

>   Mới chỉ có 4/27 nhà máy thủy điện hòa lưới điện quốc gia (13/06/2011)

>   Nhập khẩu 9.500 tấn than đầu tiên từ Indonesia (13/06/2011)

>   Doanh nghiệp nỗ lực giữ mục tiêu tăng trưởng (13/06/2011)

>   Công ty đường: Gánh nặng hàng tồn kho (13/06/2011)

>   Sắp xây dựng cảng phục vụ khai thác Bauxite Tây Nguyên (13/06/2011)

>   Doanh nghiệp không ham... giãn thuế (13/06/2011)

>   Ngành da giày - Phát triển đều cả “2 chân” (13/06/2011)

>   Bão hòa dịch vụ thoại, “sủng ái” dịch vụ GTGT (13/06/2011)

>   Doanh nghiệp “bắt tay” hạ giá cá tra? (13/06/2011)

>   Giảm phụ thuộc vào các hãng tàu nước ngoài (13/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật