09/06: Bản tin 20 giờ qua
(Vietstock) - UBCKNN chuẩn bị báo cáo Chính phủ giải pháp phát triển TTCK, VAFI kiến nghị cho nhà đầu tư ngoại mua thêm cổ phần có thể được xem là thông tin tích cực hỗ trợ thị trường. Ngoài ra, Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính đang trình phương án giảm giá xăng dầu nhằm hài hòa lợi ích của doanh nghiệp - nhà nước và người tiêu dùng.
|
TTCK đã có đủ thông tin hỗ trợ để phục hồi? |
VĨ MÔ – ĐẦU TƯ: Xăng dầu, nhập siêu vẫn “nóng”
* Trình phương án giảm giá xăng dầu: Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính cho biết cơ quan này đang trình phương án mới về giá bán lẻ xăng dầu trong nước theo hướng điều chỉnh để hài hòa lợi ích của 3 bên: đó là doanh nghiệp - nhà nước và người tiêu dùng. Xem thêm
Vietstock Daily 09/06: Kỳ vọng của bên mua “làm dịu” áp lực giảm điểm
Phiên tăng mạnh hôm qua đã khiến áp lực chốt lời trở nên mạnh mẽ hơn. Điều này sẽ tiếp diễn trong các phiên sắp tới, nhưng kỳ vọng của bên mua mới cổ phiếu cộng với một số diễn biến vĩ mô tích cực sẽ ”làm dịu” bớt áp lực giảm điểm của thị trường. Xem thêm |
* Chính sách kiềm chế nhập siêu - “Sẽ xem xét sao cho hợp lý”. Cho rằng kiểm soát được nhập siêu ở mức dưới 16% so với kim ngạch xuất khẩu trong năm nay là hết sức khó khăn, ông Phan Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) giải thích cụ thể hơn về những chính sách mới nhằm kiềm chế nhập siêu. Xem thêm
* Giải ngân mạnh ODA - “Thiếu tiền đầu tư thì dùng tối đa cái có sẵn”. Giải ngân vốn ODA trong 5 tháng năm 2011 đạt khoảng 1.26 tỷ USD, bằng 52.5% kế hoạch cả năm. Con số này mới được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, cho thấy những khác biệt trong bức tranh ODA năm nay. Xem thêm
* Thị trường đóng băng, sàn bất động sản đóng cửa. Ước tính có khoảng 50% sàn giao dịch bất động sản tại TPHCM đã phải đóng cửa do sự ảm đạm kéo dài của thị trường địa ốc. Xem thêm
* Doanh nghiệp FDI - Tiêu thụ tại chỗ bao nhiêu, nội địa hóa thế nào?. Thông thường, các sản phẩm do doanh nghiệp liên doanh, đặc biệt là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sản xuất tại khu kinh tế tự do phải là những sản phẩm hướng đến xuất khẩu. Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp có vốn nước ngoài lại thường yêu cầu tiêu thụ hoặc không ngừng tăng tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm tại chỗ. Xem thêm
THỊ TRƯỜNG: Sinh khí mới cho TTCK
* UBCKNN chuẩn bị báo cáo Chính phủ giải pháp phát triển TTCK. Một lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán khẩn trương xây dựng dự thảo đề xuất giải pháp phát triển thị trường chứng khoán trên tất cả các lĩnh vực theo hướng lành mạnh, bền vững. Xem thêm
* Ổn định TTCK và bất động sản: Đâu là nút thắt? Thủ tướng yêu cầu trong tháng 6/2011, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với NHNN phân tích, đánh giá và báo cáo Chính phủ về tình hình hoạt động của thị trường BĐS, TTCK, đề xuất giải pháp tổ chức, quản lý phù hợp nhằm phát triển ổn định, có hiệu quả hai thị trường này, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Xem thêm
* VAFI kiến nghị cho nhà đầu tư ngoại mua thêm cổ phần. Hiệp hội Các NĐT tài chính Việt Nam (VAFI) vừa có công văn gửi Bộ Tài chính, UBCK và các đơn vị liên quan đề nghị nghiên cứu xây dựng cơ chế cho phép NĐT nước ngoài được mua cổ phiếu phổ thông không có quyền biểu quyết. Xem thêm
* Tránh rơi vào bẫy tăng giá. Những diễn biến gần đây trên TTCK khiến nhà đầu tư cảm thấy mất phương hướng và hoang mang về áp lực giải chấp cổ phiếu dường như vẫn cản trở đà phục hồi. Xem thêm
* Cổ phiếu nhỏ vào tầm ngắm. Dù sức cầu trên thị trường vẫn yếu, song nhiều cổ phiếu nhỏ đã giảm sâu nay đang được các nhà đầu tư để mắt tới. Xem thêm
* Đầu tư theo tỷ suất sinh lợi cổ tức: Những ngày cuối tháng 5, các ngân hàng thương mại (NHTM) không còn sẵn sàng trả mức lãi suất cao tới 19 - 20%/năm, cho thấy đây là tín hiệu tốt đối với thị trường chứng khoán (TTCK). Đứng trước những dấu hiệu này, theo một số chuyên gia chứng khoán thì đầu tư hưởng cổ tức lúc này được đánh giá là tốt. Xem thêm
* Truy thu thuế VAT: Công ty chứng khoán khó thoát!: Nếu tận thu thuế tất cả các hoạt động nghiệp vụ tài chính trong hoạt động kinh doanh chứng khoán nêu trên sẽ đẩy các CTCK vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Xem thêm
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
* PVN thu về hơn 23,000 tỷ đồng thặng dư từ cổ phần hóa. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết, sau 10 năm sắp xếp, đổi mới DN, PVN đã hoàn thành công tác cổ phần hóa tại 18 đơn vị thành viên. Giá trị thặng dư thu về trong hoạt động cổ phần hóa đạt hơn 23,000 tỷ đồng, giá bán đấu giá so với mệnh giá tăng thêm 5 lần. Xem thêm
* Doanh nghiệp lo bị thâu tóm. Những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển nhưng giá cổ phiếu đang ở mức thấp sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu bị thâu tóm. Xem thêm
* THV - Phương án phát hành “gờn gợn”? NĐT cần cẩn trọng trước khi quyết định có mua cổ phần phát hành thêm của THV hay không. Bởi việc bảo lãnh giá không phải là bảo lãnh phát hành và pháp luật không cho phép bảo lãnh giá đối với NĐT. Xem thêm
* AGF: 4 tháng lãi trước thuế 33 tỷ đồng, bằng 41.3% kế hoạch năm. Xem thêm
* DPM: Đầu tư 63 triệu USD xây nhà máy NPK Phú Mỹ với công suất 400,000 tấn. Xem thêm
* APP: 15/06 chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền và cổ phiếu, tỷ lệ 46%. Xem thêm
* CII: Ông Lê Quốc Bình – Kế toán trưởng đăng ký bán 500,009 cp từ 14/06 đến 14/08.
* HBC sẽ mua vào 1 triệu cổ phiếu quỹ từ tháng 6 đến tháng 9/2011.
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG:
* TS Nguyễn Đại Lai: Cách nào giảm lãi vay? Nền kinh tế đang đau đầu với bài toán giảm lãi vay. Theo người viết, trước mắt cần giảm lãi suất cho vay trước, giảm lãi suất huy động sau, đồng thời tốc độ giảm lãi suất phải đi trước và nhanh hơn tốc độ giảm đà tăng lạm phát. Xem thêm
* Lãi vay hạ nhiệt. Một loạt chính sách thắt chặt thêm thị trường ngoại hối và tín dụng ngoại tệ, song hành với việc mở rộng các kênh bơm vốn VND đang tạo cơ hội cho hệ thống ngân hàng cải thiện thanh khoản tiền đồng và là điều kiện thuận lợi nhằm tăng cường tín dụng tiền đồng trong 7 tháng cuối năm. Một chỉ dấu quan trọng báo hiệu những bước hạ nhiệt đầu tiên của lãi vay tiền đồng. Xem thêm
* Kiểm soát tăng trưởng tín dụng: Chưa vội mừng. Ngoài việc giảm lợi nhuận, các ngân hàng còn phải đối mặt với nguy cơ nợ xấu gia tăng, kết quả của chính sách cho vay lỏng lẻo trong những năm trước đó. Xem thêm
* Giảm tín dụng phi sản xuất: Có “phóng nhanh, vượt ẩu”? Hạn định đã đến gần, vẫn còn 20 ngân hàng có tỷ trọng dư nợ phi sản xuất trên 22%. Liệu có hiện tượng “phóng nhanh, vượt ẩu” để đến nơi an toàn? Xem thêm
THẾ GIỚI:
* Chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ 6 liên tiếp: Mối lo lắng về sự giảm tốc của nền kinh tế tiếp tục khiến các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ trượt dài trong phiên giao dịch ngày thứ Tư. Khép phiên, Dow Jones giảm 21.87 điểm (0.18%) xuống 12,048.94 điểm, S&P 500 mất 5.38 điểm (0.42%) xuống 1,279.56 điểm, Nasdaq Composite hạ 26.18 điểm (0.97%) xuống 2,675.38 điểm.
* Vàng giảm phiên thứ 2 tiếp: Giá vàng giảm hơn 5 USD/oz do sự phục hồi của đồng USD sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thừa nhận tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc nhưng lại không đề cập đến bất kỳ biện pháp kích thích kinh tế nào. Giá vàng giao tháng 8 trên sàn COMEX tại New York giảm 5.3 USD/oz (0.3%) xuống 1,538.70 USD/oz. Giá bạc giao tháng 7 giảm 43 cent (1.2%) xuống 36.62 USD/oz.
* Giá dầu thô tăng vọt gần 2% lên mức cao nhất trong một tuần sau khi OPEC bất ngờ giữ nguyên sản lượng và dự trữ dầu thô hàng tuần tại Mỹ giảm mạnh hơn dự báo. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 7 trên sàn NYMEX tăng 1.65 USD/thùng (1.7%) lên 100.74 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giao tháng 7 trên sàn giao dịch London tăng 1.07 USD/oz (0.9%) lên 117.85 USD/oz.
* Fitch cảnh báo hạ bậc tín nhiệm Mỹ: Fitch cảnh báo Mỹ có nguy cơ đánh mất mức xếp hạng tín nhiệm AAA nếu nước này không thể nâng trần nợ và tránh được rủi ro vỡ nợ, thậm chí chỉ là “vỡ nợ kỹ thuật” (technical default). Xem thêm
* WB - Các nền kinh tế mới nổi cần nâng lãi suất nhanh hơn để chống lạm phát và đẩy lùi nguy cơ tăng trưởng nóng. Xem thêm
* IMF hạ dự báo GDP 2011 của Nhật từ 1.4% xuống -0.7%. Xem thêm
Bội Mẫn tổng hợp
|