Thứ Tư, 08/06/2011 09:46

Tránh rơi vào bẫy tăng giá

Những diễn biến gần đây trên TTCK khiến nhà đầu tư cảm thấy mất phương hướng và hoang mang về áp lực giải chấp cổ phiếu dường như vẫn cản trở đà phục hồi.

Diễn biến của thị trường gần đây cho chúng ta một cảm giác giật cục giữa các phiên tăng và giảm điểm rất mạnh. Đồng thời, sự biến động của thị trường hầu như không dựa trên các thông tin tác động mà gần như là sự phản ánh tâm lý đám đông chạy theo sự chuyển biến dòng tiền đầu cơ.

Hoạt động giải chấp chững lại nhưng chưa "cầm máu”

Có thể nhận thấy bước sóng của sàn Hà Nội trong những phiên gần đây theo nhịp T+2, cụ thể từ 2 phiên tăng ngày 26 và 27/5, đến 2 phiên giảm ngày 30 và 31/5, sau đó lại là 2 phiên tăng mạnh ngày 1 và 2/6, nhưng sau đó tiếp tục giảm vào ngày 3 và 6/6. Đặc biệt, phiên giảm điểm ngày 3/6 với tổng khối lượng giao dịch đột biến lên tới 116 triệu đơn vị trên cả hai sàn cho thấy một số dấu hiệu của hiện tượng phân phối tại vùng đỉnh.

Dưới góc độ kỹ thuật, sự tăng điểm của thị trường trong vài phiên vừa qua được ví như hình ảnh “bật trở lại của con mèo chết”. Nó ám chỉ sự phục hồi chỉ mang tính ngắn hạn sau một đợt suy giảm mạnh hoặc sau trạng thái “con gấu” kéo dài, nhưng sau đó thị trường lại tiếp tục giảm điểm. Chính vì vậy, nhà đầu tư cần thận trọng về khả năng giảm điểm của thị trường và cũng như hoạt động giải chấp mới tạm thời chững lại và chưa được cầm máu hoàn toàn.

Bên cạnh đó, áp lực thu hồi vốn đối với cả các NHTM và CTCK là rất lớn và bắt buộc phải thực hiện để đạt tiêu chuẩn an toàn chung của hệ thống tài chính. Tuy nhiên, để thoát ra một lượng hàng lớn không phải là chuyện đơn giản và nhanh chóng. Nhìn lại năm 2010, để đáp ứng yêu cầu của Thông tư 13, thị trường đã phải mất đến 3-4 tháng phân phối cổ phiếu nhằm thu hồi vốn khiến xu thế TTCK liên tục giảm và đi ngang kéo dài.

Tuy nhiên, quá trình phân phối thường không diễn ra liên tục, bởi nếu làm vậy sẽ khiến cho thị trường bị bội thực cổ phiếu và không thể tiêu hóa được hết. Chính vì vậy, hoạt động phân phối thường được chia ra từng giai đoạn cách quãng và trước mỗi đợt xả hàng đều có những yếu tố tích cực giúp cải thiện tâm lý nhà đầu tư như thông tin hỗ trợ, hay sự bứt phá về giá và khối lượng. Điển hình như phiên cuối tuần qua, mặc dù lượng xả hàng lớn đến như vậy vẫn được hấp thụ khá trọn vẹn là do một loạt tin đánh giá là tích cực như lạm phát có dấu hiệu giảm tốc, bình ổn tỉ giá và đặc biệt là quyết định cho giao dịch ký quỹ.

Lướt sóng và ngã sóng

Để dự báo về tương lai, chúng ta nhìn lại lịch sử thị trường cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm 2010. Sau khi bị giảm mạnh vì bội thực cổ phiếu giải chấp, thị trường đã bật tăng trở lại đầy chủ đích và bất chấp thông tin xấu. Khi thị trường tạm thời ổn định về mặt tâm lý, hoạt động phân phối tiếp tục diễn ra một cách tinh tế và từ tốn hơn rất nhiều. Những phiên tăng và giảm điểm xem kẽ nhau cùng với lực đẩy và xả hàng rất nhịp nhàng, khiến cho tâm lý luôn kỳ vọng trong những phiên tăng và không quá hoang mang trong những phiên giảm. Tuy nhiên, bản chất là giá cổ phiếu đang đi xuống từ từ trong khi các nhà đầu tư được coi là “dài hạn” liên tiếp bắt các đáy thấp dần. Hiện tượng này có thể lặp lại trong thời điểm hiện nay. Sau phiên phân phối lượng lớn hàng giải chấp, có thể khiến tâm lý thận trọng hơn và tiếp tục chờ đợi thông tin tác động, điều này lại đánh tụt thanh khoản thị trường trong ngắn hạn.

Cơ hội lướt sóng kiếm tiền thời điểm hiện tại là có, tuy nhiên, khả năng bị ngã sóng cũng rất lớn. Bởi đặc tính nhịp sóng nhỏ và thay đổi bất thường, giật cục, sóng lên ngắn, sóng xuống dài. Do vậy, việc giữ tiền vẫn là quan trọng. Còn nếu tham gia cuộc chơi lướt sóng đầy rủi ro này, để có lợi nhuận, NĐT phải có lợi thế hơn so với số đông, ví dụ như T+ ngắn, hay thậm chí là bán khống trong xu thế giá xuống. Đặc biệt, phải luôn luôn nghi ngờ trước bất kể một thông tin hay nhận định nào nhằm tránh rơi vào bẫy tăng giá.

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Thị trường chứng khoán vẫn ngóng đợi dòng tiền (08/06/2011)

>   Ổn định TTCK và bất động sản: Đâu là nút thắt? (08/06/2011)

>   Chứng khoán Trung Quốc có tác động đến Việt Nam? (08/06/2011)

>   08/06: Bản tin 20 giờ qua (08/06/2011)

>   PVL bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 08/06 (07/06/2011)

>   UPCoM nhích nhẹ, thanh khoản tăng mạnh (07/06/2011)

>   Ngày 07/06: VIC đi ngược thị trường, khối ngoại tiếp tục dè dặt (07/06/2011)

>   Chứng khoán: Trường phái kiên nhẫn mai phục đã thành công (07/06/2011)

>   Thị trường chứng khoán: Nghề nào nguy hiểm nhất? (07/06/2011)

>   07/06: Bản tin 20 giờ qua (07/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật