VnSteel: Ưu thế về thị phần thép và quỹ đất 7 triệu m2
(Vietstock) - Ưu thế về kinh doanh và quỹ đất, tiến hành định giá giá trị tài sản của công ty sát với giá trị thực của thị trường, cùng với mức giá khởi điểm 10,100 đồng/cp hợp lý là nền tảng cho quyết định IPO của Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel) trong bối cảnh thị trường hết sức bất lợi như hiện nay.
|
Sản phẩm thép phôi của VnSteel |
* Vnsteel: 4 DN thép lớn nước ngoài muốn làm cổ đông chiến lược
Tại buổi tọa đàm "Giao lưu gặp mặt nhà đầu tư”, Ban lãnh đạo Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel) cho biết tại thời điểm xây dựng phương án cổ phần hóa đã có 4 nhà đầu tư là các nhà sản xuất thép quốc tế bày tỏ việc muốn trở thành cổ đông chiến lược của Vnsteel, gồm: Nippon Steel Corporation, Novolipetsk Steel, Evraz Group S.A và Marubeni Itochu Steel Inc.
Tuy nhiên, hiện Tổng công ty đang thương thảo với một số doanh nghiệp trong và ngoài nước nên chưa thể công bố thông tin cụ thể.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán èo uột như hiện nay, không ít nhà đầu tư băn khoăn về sự thành công của đợt IPO này. Ban lãnh đạo VnSteel khẳng định Tổng công ty thực hiện cổ phần hóa không phải lần đầu mà đã tiến hành từ những năm 2006. Do vậy, việc cổ phần hóa công ty mẹ lần này đã có rất nhiều kinh nghiệm.
VnSteel kỳ vọng việc định giá giá trị tài sản của công ty sát với giá trị thực của thị trường, ưu thế trong hoạt động kinh doanh, sở hữu quỹ đất rộng lớn cùng với mức giá khởi điểm 10,100 đồng/cp hợp lý sẽ là nền tảng cho sự thành công của đợt IPO này.
Ưu thế về kinh doanh và quỹ đất
Được biết, hiện VnSteel là một doanh nghiệp dẫn đầu thị trường thép trong nước, chiếm thị phần từ 25-40%, với hệ thống phân phối phủ khắp nước.
Công ty còn có lợi thế khi sở hữu hai mỏ sắt lớn nhất Việt Nam, gồm mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh) với lượng quặng 540 triệu tấn, và mỏ Quý Sa với khả năng khai thác 100 triệu tấn.
Ngoài ra, doanh nghiệp này đang nắm giữ quỹ đất rộng lớn với quy mô lên đến 7 triệu m2, tọa lạc lại nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Nha Trang, Đà Nẵng, TPHCM, Đồng Nai, Cần Thơ.
Vài năm gần đây, Tổng công ty đã bắt đầu khai thác quỹ đất trên theo hướng tập trung vào việc phục vụ sản xuất kinh doanh thép theo quy định của Nhà nước, góp phần tạo lợi nhuận cho tương lai.
Một số chỉ tiêu tổng hợp - Công ty mẹ |
Đơn vị tính: Triệu đồng |
|
Nguồn: BCTC Công ty mẹ 2008,n2009 và 2010 |
Một số chỉ tiêu tổng hợp - Hợp nhất |
Đơn vị tính: Triệu đồng |
|
Nguồn: BCTC hợp nhất 2008, 2009 và 2010 |
Bình ổn giá thép, lợi nhuận có đảm bảo?
Tại buổi giao lưu, nhiều nhà đầu tư băn khoăn về việc VnSteel thực hiện vai trò bình ổn giá theo chỉ đạo của Chính phủ có ảnh hưởng gì đến lợi nhuận hoạt động trong tương lai không, Ban lãnh đạo Tổng công ty khẳng định trước đây khi nói đến bình ổn giá là nói đến việc không tăng giá. Do vậy, khi chi phí đầu vào tăng sẽ bị ảnh hưởng khá lớn.
Với mặt bằng lại suất lên đến 20% như hiện nay, VnSteel cho biết khi triển khai các dự án thép theo kế hoạch, mặc dù lãi suất cao có ảnh hưởng nhưng công ty đã nhận được các cam kết hỗ trợ vốn của ngân hàng nên tiến độ của dự án được đảm bảo. |
Tuy nhiên, theo quan điểm hiện tại, bình ổn nghĩa là không để xảy ra việc thiếu sản phẩm trên thị trường, không để nạn đầu cơ tích trữ hoành hành. Với quan điểm này, không phải chỉ có VnSteel thực hiện bình ổn mà bất kỳ doanh nghiệp nào đều có sứ mệnh chung. Do vậy, lợi nhuận sẽ không bị tác động nhiều.
Được biết, việc ưu tiên thực hiện mục tiêu bình ổn thị trường thép trong nước là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của VnSteel trước đây. Để kiềm chế lạm phát, Tổng công ty luôn duy trì giá bán thấp hơn các đơn vị khác. Đơn cử như trong năm 2008, giá bán thép của VnSteel thấp hơn giá thị trường từ 500,000 – 1 triệu đồng/tấn, đặc biệt có thời điểm chênh lệch này lên tới 2 triệu đồng/tấn.
Nhằm đảm bảo đáp ứng đủ nguồn hàng cho thị trường trong nước, không để xảy ra tình trạng thiếu thép trong lúc giá nguyên liệu sản xuất thép trên thị trường thép thế giới biến động ở mức cao và khó dự báo, Tổng công ty vẫn phải nhập nguyên liệu gối đầu để dự trữ và tiếp tục sản xuất theo kế hoạch. Do vậy, việc dự trữ hàng hóa để bình ổn giá thép đã tạo ra lượng tồn kho giá cao, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh 2009.
Theo thông tin về đợt bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), vốn điều lệ sau cổ phần hóa khoảng 6,800 tỷ đồng, tương ứng 680 triệu cp.
Trong đó, Nhà nước nắm giữ 612 triệu cp (90% vốn điều lệ), CBCNV sở hữu 1,013,100 cp (0.149% vốn) với giá bán bằng 60% giá đấu thành công bình quân trong cuộc đấu giá bán cổ phần lần đầu ra bên ngoài;
Công đoàn chiếm 1 triệu cp (0.147% vốn điều lệ) với giá bán tương tự như CBCNV.
Ngoài ra công ty sẽ bán đấu giá lần đầu 65,986,900 cp (tương ứng 9.704% vốn điều lệ) với giá khởi điểm 10,100 đồng/cps. Đây cũng là số cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được phép mua tối đa qua đấu giá.
Sau IPO, Nhà nước nắm giữ 90% vốn. Sau khi lựa chọn được đối tác chiến lược, Nhà nước giảm lượng nắm giữ xuống còn 65%, còn lại 25% sẽ bán tiếp cho đối tác chiến lược.
Hiện Vnsteel cũng đã có lộ trình cụ thể thoái vốn tại các công ty con và công ty liên kết. |
Bội Mẫn
|