Thứ Tư, 04/05/2011 16:36

Thép Thạch Khê sắp có cổ đông mới

Việc chậm góp vốn của các cổ đông Công ty cổ phần Thép Thạch Khê (TIC) sẽ được giải quyết vào giữa tháng 5 này.

* Hoà Phát, TKV đều muốn thêm quyền sở hữu

Ngày 28/4, các cổ đông của TIC đã nhóm họp bất thường nhằm đốc thúc việc góp vốn, sau một cuộc họp tổ chức trước đó 2 tuần với Bộ Công thương mà chưa có kết quả.

Trao đổi với phóng viên, ông Phùng Mạnh Đắc, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (Vinacomin - TKV), kiêm Chủ tịch HĐQT TIC cho biết, theo kế hoạch, tới ngày 31/12/2010, các cổ đông của TIC phải góp gần 50% vốn điều lệ, tức là khoảng 1.200 tỷ đồng trong tổng số 1.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, các cổ đông mới đóng được khoảng 700 tỷ đồng.

“Cuộc họp ngày 28/4 là để yêu cầu các cổ đông phải nộp tiền theo kế hoạch đã được thỏa thuận trong năm 2010, với thời hạn chót là ngày 15/5/2011. Nếu sau thời điểm này, cổ đông nào không đóng tiền theo nghĩa vụ, thì các cổ đông khác có nhu cầu và có điều kiện sẽ nộp thay hoặc mua lại để tăng cổ phần của mình. Điều này hoàn toàn đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp”, ông Đắc cho biết.

TIC đã ra mắt hoạt động vào tháng 5/2007, vốn điều lệ 2.400 tỷ đồng, với mục tiêu đầu tư khai thác mỏ sắt Thạch Khê để cung cấp quặng sắt cho nhu cầu luyện thép ở trong nước và dành một phần xuất khẩu, sau đó sẽ đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy luyện phôi thép, với công suất ban đầu 2 triệu tấn/năm.

TIC có 9 cổ đông sáng lập, trong đó có Vinacomin góp 30%, Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) góp 24%, Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS) góp 20%, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) góp 5%, Tổng công ty Sông Đà góp 5%, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) góp 5%...

Hiện tại, có cổ đông không đủ tiền hoặc không muốn tiếp tục đồng hành với dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Trong các cuộc họp cổ đông của TIC gần đây, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã tham gia thay BIDV. Mặc dù thông tin về việc HPG có chính thức thay thế BIDV trong TIC hay không chưa được công bố công khai, nhưng ông Đắc cũng cho biết, cuộc họp cổ đông ngày 28/4 đã thống nhất việc sẽ chính thức hóa các hoạt động chuyển nhượng của cổ đông sáng lập sang các nhà đầu tư khác theo đúng các quy định của phát luật hiện hành.

Tuy nhiên, HPG cũng không giấu tham vọng nắm thêm nhiều cổ phần nữa trong TIC, thậm chí tiến tới nắm giữ cổ phần chi phối trong TIC. Đề nghị này của HPG cũng đã nhận được sự ủng hộ của UBND tỉnh Hà Tĩnh trong công văn gửi tới các cơ quan chức năng vào giữa tháng 4 vừa qua.

Ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc HPG cho phóng viên Báo Đầu tư hay, HPG đang được sự ủng hộ rất cao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh vì Hòa Phát có đủ năng lực, kinh nghiệm để triển khai dự án cũng như có sự hậu thuẫn của các tổ chức tài chính cung cấp vốn. “Cách tốt nhất là Chính phủ chỉ định cổ đông thực sự có năng lực để điều hành dự án này. Cổ đông không góp vốn đúng hạn có thể được phép rút khỏi danh sách cổ đông. Tuy nhiên, do TIC là công ty cổ phần, nên việc cơ cấu cổ đông cũng phải tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản liên quan”, ông Dương cho biết.

Một số cổ đông, khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, cũng cho biết, việc chậm trễ góp vốn vào TIC, ngoài nguyên nhân do khó khăn chung của nền kinh tế, còn có phần do TIC chưa lập được ngay báo cáo thăm dò, khai thác và do chậm trễ trong lựa chọn các nhà thầu có liên quan.

Cuối năm 2010, TIC mới ký hợp đồng lập thiết kế kỹ thuật và dự toán dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê với liên danh các nhà thầu gồm Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - TKV (VIMCC), Viện Khoa học và Công nghệ mỏ luyện kim (VIMLUKI) và Viện Mỏ VIOGEM (Nga), với tổng giá trị hợp đồng xấp xỉ 63 tỷ đồng.

Thanh Hương

đầu tư

Các tin tức khác

>   HAG: Fitch duy trì xếp hạng tín nhiệm dài hạn ở mức "B" với triển vọng ổn định (04/05/2011)

>   Hình thức với cổ đông (04/05/2011)

>   CTCK “vắt óc” tìm chiến lược (02/05/2011)

>   Kỳ 1: Muôn hình vạn trạng (02/05/2011)

>   “Săn” công ty quản lý quỹ (30/04/2011)

>   Sản xuất còng lưng “nuôi” ngân hàng (29/04/2011)

>   QCC vào diện cảnh báo kể từ ngày 29/04 (28/04/2011)

>   HNM rơi vào diện cảnh báo từ 25/04 do lỗ gần 22 tỷ đồng (28/04/2011)

>   ĐHĐCĐ: Trực tuyến chưa thể thay trực tiếp (27/04/2011)

>   Khi doanh nghiệp niêm yết “dỗi” (26/04/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật