Thứ Sáu, 29/04/2011 17:16

Sản xuất còng lưng “nuôi” ngân hàng

Báo cáo với cổ đông về hoạt động sản xuất - kinh doanh năm 2010 vừa qua, hầu hết công ty niêm yết đều nêu lý do lãi suất vay vốn tăng cao làm chi phí đầu vào tăng lên khiến lợi nhuận giảm đi. Và lãi suất cao cũng là lý do khiến các DN sản xuất, thương mại không thể đặt kế hoạch lợi nhuận tăng cao tương ứng với tăng trưởng doanh thu.

Chi phí lãi vay tăng cao ở cả hai cấp độ. Một là lãi suất cho vay tăng lên, từ mặt bằng 17,5% cuối năm 2010 đã lên đến 20% đầu năm 2011, đấy là với những DN sản xuất có uy tín cao với ngân hàng. Hai là để đạt con số tuyệt đối về lợi nhuận không giảm hoặc tăng một chút so với năm trước, DN phải tìm mọi cách đẩy doanh thu, sản lượng bán hàng tăng lên. Doanh thu tăng, quy mô sản xuất tăng thì nhu cầu sử dụng vốn vay cũng tăng, khiến chi phí vốn vay tăng lên.

Theo thống kê thì DN Việt Nam phải chịu lãi suất cao gấp ba lần so với các DN trong khu vực.

Trong khi đó, con số lợi nhuận quý I được các ngân hàng công bố mới đây cho thấy, đa số đều đạt kết quả khả quan, trong đó hơn 70% lợi nhuận là từ tín dụng cho vay. Lý do lợi nhuận từ cho vay tốt là do chênh lệch lãi suất huy động và lãi cho vay có khoảng cách lớn, theo thừa nhận của chính các ngân hàng. Mặc dù các ngân hàng lớn bị hụt một phần vốn huy động khi các ngân hàng nhỏ thỏa thuận với một bộ phận khách hàng lớn lãi suất lên đến 18%/năm, nhưng nhìn chung, các ngân hàng dù lớn hay nhỏ vẫn huy động được phần lớn số vốn với lãi suất trần 14%/năm. Huy động thấp - cho vay cao giúp lợi nhuận từ tín dụng của ngân hàng đạt cao, dù tăng trưởng tín dụng bị hạn chế.

Dù ít hay nhiều, các ngân hàng đang được hưởng lợi từ chính sách siết tín dụng và trần lãi suất huy động 14%/năm. Trong khi đó, để thoát khỏi tình thế còng lưng “nuôi” ngân hàng, nhiều DN niêm yết đã lên phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn, chấp nhận mức giá phát hành khiêm tốn hơn nhiều so với trước. Một số DN lớn tìm cách huy động vốn quốc tế với lãi suất hợp lý hơn để tiếp tục phát triển. Triển vọng lãi suất vay vốn hạ nhiệt vẫn còn xa vời trước tình hình lạm phát và nguy cơ lạm phát tăng do chi phí đẩy hiện nay.

Như vậy, sự bất công khi ngân hàng hưởng lợi, còn DN các ngành khác phải còng lưng trả lãi có nguy cơ tồn tại kéo dài nếu không có chính sách điều chỉnh của cơ quan quản lý. Khối DN sản xuất thực sự đang kêu cứu trước thực tế lãi suất vay vốn quá cao hiện nay. Người dân gửi tiền chấp nhận lãi suất 14%/năm, chỉ vừa đủ bảo toàn vốn sau khi trừ đi tỷ lệ lạm phát năm, cũng không phải là sự đóng góp cho nền kinh tế trong lúc khó khăn mà cũng chỉ “vô tình” làm lợi cho ngân hàng.

Thu Hương

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   QCC vào diện cảnh báo kể từ ngày 29/04 (28/04/2011)

>   HNM rơi vào diện cảnh báo từ 25/04 do lỗ gần 22 tỷ đồng (28/04/2011)

>   ĐHĐCĐ: Trực tuyến chưa thể thay trực tiếp (27/04/2011)

>   Khi doanh nghiệp niêm yết “dỗi” (26/04/2011)

>   MHC: Giao dịch trở lại sau 20 ngày tạm ngừng (25/04/2011)

>   Hơn 40% doanh nghiệp chưa họp ĐHĐCĐ thường niên (25/04/2011)

>   5 thông tin được cổ đông quan tâm nhất (23/04/2011)

>   DN nên đầu tư nhiều hơn cho 'làm mới' báo cáo thường niên (22/04/2011)

>   Các “ông lớn” nỗ lực cải cách (21/04/2011)

>   PTM thoát diện cảnh báo nhờ lãi... 92 triệu đồng (20/04/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật