Thứ Năm, 21/04/2011 09:51

Các “ông lớn” nỗ lực cải cách

Trong bức tranh tối màu của TTCK hiện tại vẫn có được những tia hy vọng từ nỗ lực cải cách bền bỉ của một số "ông lớn" trên thị trường.

Tập trung nguồn lực

Điểm nổi bật trong chiến lược cải cách mà các "đại gia" như CTCP FPT (FPT), CTCP Tập đoàn Hoà Phát (HPG), Tổng CTCP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVX)… là đang tìm cách tập trung nguồn lực, để đầu tư chiều sâu cho các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Trao đổi với ĐTCK, ông Trương Đình Anh, Tổng giám đốc FPT cho biết, sau hơn 22 năm phát triển, FPT nhận thấy đã đến lúc phải nhìn lại mình một cách toàn diện. Vì thế, năm 2010, Hội nghị chiến lược FPT đã thống nhất với quyết tâm và sự đồng thuận cao nhất của lãnh đạo Tập đoàn về mục tiêu chiến lược 2011 - 2024 là "FPT phải trở thành Tập đoàn toàn cầu hàng đầu Việt Nam". OneFPT là tên gọi của Chiến lược FPT 2011 - 2024, trong đó lấy công nghệ, thông tin, viễn thông làm mũi nhọn và động lực phát triển. Để từng bước hiện thực hoá chiến lược này, ĐHCĐ thường niên năm 2011 của Tập đoàn đã thông qua phương án tái cấu trúc 3 công ty là: CTCP Hệ thống thông tin FPT, CTCP Thương mại FPT và CTCP Phần mềm FPT.

Việc tái cấu trúc mô hình hoạt động sẽ giúp FPT tránh dàn trải nguồn lực và nhờ đó, theo ông Anh, sẽ đảm bảo thực hiện thành công chiến lược OneFPT theo 3 giai đoạn kéo dài  trong 13 năm (2011 - 2024). Theo đó giai đoạn 1 (2011 - 2014) là xác lập vị trí trọng yếu của FPT trong phát triển hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam; giai đoạn 2 (2015 - 2019) vươn lên vị trí hàng đầu DN Việt  Nam và giai đoạn 3 (2020 - 2024) phấn đấu đưa FPT có tên trong danh sách Top 500 của Forbes Global 2000.

Theo ông Bùi Tiến Thành, Ủy viên HĐQT của PVX, để tiếp tục thực hiện mục tiêu trở thành đơn vị chủ lực của ngành dầu khí trong lĩnh vực xây lắp…, tại ĐHCĐ năm 2011 diễn ra ngày 23/4 tới, HĐQT PVX sẽ trình đại hội kế hoạch tái cấu trúc Tổng công ty, nhằm tập trung nguồn lực đầu tư theo hướng hiệu quả hơn. Theo đó, từ 55 DN thành viên hiện tại, PVX sẽ cắt giảm xuống còn 20 DN, trong đó PVX nắm cổ phần chi phối tại 15 DN, 3 DN liên kết và 2 công ty liên doanh. Số DN còn lại, PVX chỉ tham gia đầu tư vốn. Việc thu hẹp đơn vị thành viên nhằm tránh tình trạng đầu tư dàn trải, qua đó tập trung nguồn lực đầu tư cho các DN thành viên chủ chốt đang hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực: xây lắp chuyên ngành dầu khí; xây dựng công nghiệp... Đây là bước đi quan trọng nhằm hiện thực hoá mục tiêu trong năm 2011 PVX đạt 18.000 tỷ đồng doanh thu, 1.556 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cổ tức 17%...

"Làm mới" giá trị cốt lõi

Trong chiến lược cải cách của các DN lớn, ngoài chú trọng tối ưu hoá khả năng tìm kiếm lợi nhuận trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi hiện tại, các DN đang linh hoạt tận dụng lợi thế sẵn có, cũng như thời cơ để triển khai các lĩnh vực kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận cao.

Trong kế hoạch đề ra cho năm 2011 - 2014, theo ông Anh, FPT xác định năm 2011 là năm bản lề trong lộ trình thực hiện chiến lược OneFPT. ĐHCĐ năm 2011 đã phê duyệt mục tiêu tăng trưởng 20% trong năm nay, nhưng ngay trong tháng này, Ban lãnh đạo mới của FPT sẽ tổng rà soát lại kế hoạch kinh doanh của các đơn vị, để đưa ra giải pháp điều hành nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng 30%. Trong năm 2011, FPT sẽ triển khai mạnh mẽ mô hình hợp tác công tư PPP, nhằm cung ứng các giải pháp công nghệ để giải quyết các bài toán quản lý tầm quốc gia; đẩy mạnh chương trình toàn cầu hóa của các công ty thành viên.

Theo ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc HPG, trong kế hoạch kinh doanh năm 2011, ngoài tập trung nguồn lực, tiếp tục tối ưu hoá khả năng tìm kiếm lợi nhuận trong quy trình kinh doanh ngành thép, HPG sẽ gia tăng lợi nhuận từ các dự án bất động sản lớn tại Hà Nội như: Mandarin Garden; Tòa nhà văn phòng và chung cư cao cấp 257 Giải Phóng; Khu đô thị Đại Mỗ - Tây Mỗ quy mô 281 héc-ta… Riêng Dự án tòa nhà 257 Giải Phóng, dự kiến sẽ giao nhà vào đầu năm 2012. Dự án Khu đô thị Phố Nối A tại hai huyện Mỹ Hào và Văn Lâm (Hưng Yên) do HPG làm chủ đầu tư, theo kế hoạch sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho Tập đoàn trong giai đoạn 2012 - 2020.

Với PVX, ông Thành cho biết, tận dụng lợi thế của một DN xây lắp trong lĩnh vực dầu khí, trong định hướng chiến lược thời gian tới, ngay với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi hiện tại là hoạt động xây lắp, PVX cũng sẽ làm mới bằng cách mở rộng hoạt động xây lắp ra ngoài ngành, hướng vào các hoạt động xây dựng công nghiệp, dân dụng. Đặc biệt, để tạo lợi nhuận đột biến cho PVX trong những năm tới, dự kiến tháng 7/2011, PVX sẽ khởi công xây dựng Tháp Dầu khí với tổng vốn đầu tư 600 triệu USD và một số dự án bất động sản tiềm năng khác mà PVX đang có lợi thế.

Hữu Hòe

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   PTM thoát diện cảnh báo nhờ lãi... 92 triệu đồng (20/04/2011)

>   SCIC tìm chỗ đứng (20/04/2011)

>   Cổ phiếu bất động sản chuyển động (20/04/2011)

>   “Chơi” cổ phiếu lỗ: Cái giá của mạo hiểm (20/04/2011)

>   VNPT lo hụt vốn tại Mobifone (20/04/2011)

>   CTCK thời thắt chặt tiền tệ: "Prômêtê bị xiềng" (19/04/2011)

>   Lỗ nặng, VMG bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 20/04 (19/04/2011)

>   Thị trường sôi động hơn với sản phẩm phái sinh (19/04/2011)

>   Dấu hỏi về trách nhiệm các “ông lớn” (19/04/2011)

>   CTCK: Tham vọng trong gian khó (19/04/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật