Thứ Tư, 18/05/2011 07:07

Đưa sản xuất quay trở về Mỹ

Ngày càng có nhiều các công ty đa quốc gia, đặc biệt là từ các nước giàu, bắt đầu nhận thấy lợi ích của việc duy trì các hoạt động sản xuất tại nhà nhiều hơn. Với rất nhiều sản phẩm, lao động chỉ là một thành phần nhỏ không đáng kể trong tổng chi phí.

Xây nhà máy tại nước ngoài: Không còn hấp dẫn

Hal Sirkin làm việc tại Tập đoàn Tư vấn Boston (BCG), nói rằng: "Khi khách hàng cân nhắc việc mở cửa một nhà máy sản xuất khác tại Trung Quốc, tôi bắt đầu kêu gọi họ xem xét các địa điểm thay thế khác. Ví dụ, họ có nghĩ đến Việt Nam chưa? Hoặc thậm chí có thể [họ có thể] thử sản xuất tại Mỹ?"

Khi khách hàng là các công ty Mỹ xem xét việc xây dựng các nhà máy để phục vụ các khách hàng Mỹ, ông Sirkin có xu hướng gợi ý họ sản xuất trong nước, không phải vì lý do yêu nước mà vì kinh tế học về toàn cầu hóa đang thay đổi nhanh chóng.

Sự chênh lệch giá lao động - tận dụng mức lương thấp hơn ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước ngoài - chưa bao giờ là động lực duy nhất thúc đẩy các công ty đa quốc gia đặt cơ sở sản xuất ở nước ngoài nhưng chắc chắn nó đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay, khi các nền kinh tế mới nổi bùng nổ, tiền lương tại các nước này đang tăng lên.

Ví dụ, tiền lương cho công nhân nhà máy tại Trung Quốc đã tăng 69% giữa năm 2005 và 2010. Vì vậy lợi nhuận từ sự chênh lệch giá lao động đang bắt đầu giảm, theo một nghiên cứu mới của BCG.

Ông Sirkin cho biết: "Vào khoảng năm 2015, các nhà sản xuất sẽ không quan tâm tới việc đặt cơ sở sản xuất tại Mỹ hay Trung Quốc để phục vụ cho tiêu dùng tại Mỹ nữa. Tính toán này giả định rằng tăng trưởng lương sẽ tiếp tục ở mức 17%/năm tại Trung Quốc nhưng vẫn tương đối thấp tại Mỹ và rằng tăng trưởng năng suất sẽ tiếp tục duy trì xu hướng hiện tại ở cả hai nước. Tính toán này cũng giả định đến sự tăng giá rất ít của đồng nhân dân tệ so với đồng đô la.

Năm 2015 không phải là xa. Các nhà máy cần có thời gian để xây dựng và cần thời gian thu hồi vốn trong nhiều năm. Vì vậy các công ty lập kế hoạch cho việc sản xuất trong tương lai từ hôm nay ngày càng có xu hướng ở gần nhà.

BCG lập danh sách một vài ví dụ về các công ty đã đưa nhà máy sản xuất và việc làm trở lại Mỹ. Caterpillar, nhà sản xuất xe đào, xe kéo hoặc máy cày đang chuyển việc sản xuất máy đào từ nước ngoài về Texas. Sauder, một công ty nội thất Mỹ cũng đang chuyển sản xuất về trong nước từ các nước có mức lương thấp. NCR đã đưa việc sản xuất máy rút tiền đến Georgia (một bang của nước Mỹ, không phải là nước trước đây bị Nga xâm lược). Năm ngoái, Wham-O đã khôi phục một nửa công việc sản xuất sản phẩm đĩa nhựa trò chơi Frisbee và vòng lắc Hula Hoop trở về Mỹ từ Trung Quốc và Mexico.

BCG dự đoán một "thời kỳ phục hưng sản xuất" tại Mỹ. Tuy nhiên, có những lý do để hoài nghi về điều này. Sự gia tăng của sản lượng sản xuất trong năm qua phần lớn là sự khôi phục lại năng suất đã mất trong suốt thời kỳ suy thoái kinh tế. Ngoài ra, nguồn trợ cấp cho một số nhà máy mới tại Mỹ sẽ sớm cạn kiệt. Tuy vậy, những thuyết kinh tế học mới về chênh lệch giá lao động sẽ tạo ra sự khác biệt.

Gary Pisano từ trường kinh tế Harvard cho rằng thay vì tán loạn về nước, "mức lương cao hơn tại Trung Quốc có thể khiến cho một số công ty dự định giảm quy mô quay trở Mỹ để duy trì các lựa chọn mở bằng việc tiếp tục vận hành một nhà máy tại Mỹ."

Tuyên bố ngày 10 tháng 5 của General Motors (GM) rằng tập đoàn này sẽ đầu tư 2 tỷ USD để tăng thêm 4.000 việc làm tại 17 nhà máy tại Mỹ đã hỗ trợ thêm cho luận điểm này của ông Pisano. Có thể, GM đang không tạo ra nhiều việc làm mới mà là giữ lại việc làm tại Mỹ mà đáng lẽ ra đã được xuất khẩu.

Ông Pisano lập luận, ngay cả khi tiền lương tại Trung Quốc bùng nổ, một số công ty đa quốc gia nhận thấy rằng khó mà mang việc làm trở lại Mỹ. Trong một số lĩnh vực, ví dụ như điện tử tiêu dùng, Mỹ không còn có nền tảng hoặc hạ tầng cung cấp cần thiết. Các công ty không nhận thấy rằng một khi họ đã chuyển hoạt động sản xuất sang các nước có mức lương thấp thì một số hoạt động "gần như không thể thay đổi được," ông Pisano nói.

Theo ông Sirkin, rất nhiều công ty đa quốc gia tiếp tục xây dựng hầu hết các nhà máy mới tại các thị trường mới nổi, không phải để xuất khẩu hàng hóa ngược lại nước nhà mà bởi vì đó là nơi nhu cầu tăng trưởng mạnh nhất. Và các công ty từ các nước giàu khác rất có thể tiếp tục tận hưởng các cơ hội do chênh lệch giá lao động lâu hơn các công ty Mỹ. Chi phí lao động của họ cao hơn so với Mỹ và vẫn sẽ cao hơn trừ khi đồng Euro giảm mạnh so với đồng nhân dân tệ.

"Ta về ta tắm ao ta"

Cơ hội từ sự chênh lệch giá lao động đang biến mất nhanh nhất trong ngành sản xuất cơ bản và tại Trung Quốc. Các lĩnh vực khác và các nước khác ít bị ảnh hưởng hơn.

Như Pankaj Ghemawat, tác giả của cuốn "Thế giới 3.0" (World 3.0) chỉ ra, mặc dù mức lương tăng nhanh tại Ấn Độ, ngành phần mềm và ngành công nghiệp gia công tại nước ngoài có thể vẫn duy trì được lợi thế chi phí trong tương lai gần, không phải chỉ vì mức tăng năng suất nhanh".

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều các công ty đa quốc gia, đặc biệt là từ các nước giàu, bắt đầu nhận thấy lợi ích của việc duy trì các hoạt động sản xuất tại nhà nhiều hơn. Với rất nhiều sản phẩm, lao động chỉ là một thành phần nhỏ không đáng kể trong tổng chi phí. Và chuỗi cung cấp dài và phức tạp trở thành mạo hiểm hơn so với nhận thức của nhiều công ty. Khi giá dầu tăng, vận chuyển đắt đỏ hơn. Khi một đại dịch ví như SARS xảy ra tại châu Á hoặc khi động đất làm rung chuyển Nhật Bản, chuỗi cung cấp bị gián đoạn. Ông Ghemawat nói: "Hiện đã có sự rút ngắn chuỗi cung cấp, đặc biệt là những chuỗi có 30 hoặc 40 công đoạn xử lý."

Các công ty cũng đang tìm cách giảm chi phí hàng tồn kho. Nhập khẩu từ Trung Quốc đến Mỹ đòi hỏi các công ty phải giữ hàng trong kho 100 ngày. Gánh nặng này có thể giảm nếu hàng hóa được làm gần nhà (mặc dù gần nhà có thể là tại Mexico chứ không phải tại Mỹ).

Các công ty cũng đang xem xét các giải pháp phức tạp hơn cho chuỗi cung ứng của mình. Các ông chủ không còn giả định rằng họ luôn luôn nên tạo ra mọi thứ tại các nước có mức lương thấp. Việc sản xuất ra sản phẩm tại nhiều nơi, kể cả Mỹ ngày càng trở nên có ý nghĩa.

Nguyễn Tuyến (dịch theo The economist)

Diễn đàn kinh tế Việt Nam

Các tin tức khác

>   Bong bóng dot-com đang trở lại? (17/05/2011)

>   Trung Quốc phản đối EU áp thuế chống trợ cấp (15/05/2011)

>   Các nhà sản xuất đang rời bỏ Trung Quốc (14/05/2011)

>   Thâm hụt thương mại tháng 3 của Mỹ cao nhất trong 9 tháng (11/05/2011)

>   Mỹ-Trung Quốc ký thỏa thuận hợp tác thương mại (11/05/2011)

>   Thặng dư thương mại của Trung Quốc lại phình to (10/05/2011)

>   Trung Quốc phạt Unilever gây sốt giá (10/05/2011)

>   Xuất khẩu Đức vọt lên mức cao kỷ lục trong tháng 3 (09/05/2011)

>   JP Morgan nâng dự báo giá dầu do cầu vượt cung (08/05/2011)

>   Giá nhà tại Anh giảm mạnh nhất trong hai năm qua (05/05/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật