Thứ Tư, 04/05/2011 10:25

Công ty niêm yết ở Việt Nam: Bí mật và minh bạch

Một số ý kiến cho rằng, trong điều kiện hiện nay, một số Cty rút khỏi niêm yết là nhằm bảo vệ các cổ đông lớn. Nếu quả thực vì lý do này thì sự tác động lại theo hướng làm cho kỷ cương thị trường tài chính VN trở nên xấu đi.

Các quy định của luật tại các nước hàng dầu trên thế giới như Mỹ, luật lệ về TTCK (đặc biệt về chế độ công bố thông tin, báo cáo ra công chúng...) là nhằm bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ. Các cổ đông nhỏ lẻ là các cổ đông thường không có tiếng nói trong các đại hội vì các cổ đông lớn chi phối và áp đảo... và dễ bị tổn thương nhất. Hệ thống tài chính nào đó mà bị các nhóm cổ đông lớn chi phối theo hướng lũng đoạn sẽ làm cho hệ thống tài chính đó kém hiệu quả (do chỉ vì lợi cho nhóm cổ đông lớn mà không vì xã hội) và có thể dễ dẫn đến khủng hoảng.

Các quy định về quản trị Cty niêm yết ở VN và xa hơn là đối với Cty theo đuổi việc niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế phải rất khắt khe và ngày càng ngặt nghèo. Nhất cử nhất động của DN phải được giám sát bởi cộng đồng nhà đầu tư (bao gồm cả nhà đầu tư tiềm năng, chưa nắm giữ cổ phiếu). Khi đó Cty phải công bố báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình hoạt động, các biến động bất thường ... (theo quy định của pháp luật và theo thông lệ). Các báo cáo kiểm toán sẽ được cộng đồng nhà đầu tư soi xét liên tục, các báo cáo của hãng định mức tín nhiệm cũng sẽ là chỉ dẫn quan trọng cho các nhà đầu tư. Và khi Cty rút khỏi niêm yết thì chừng mực nào đó có thể hiểu là Cty rút vào bí mật. Sự rút vào bí mật trong điều kiện thị trường đã thiếu thông tin lại càng trở nên thiếu thông tin hơn.

Trên phương diện vĩ mô, nếu giả sử có một trào lưu nhiều Cty rút vào bí mật, không niêm yết thì rất có thể người ta hiểu rằng, thị trường tài chính đang dịch chuyển theo hướng kém minh bạch hơn, trong khi cộng đồng nhà đầu tư lại kỳ vọng một thị trường minh bạch. Hệ thống quản trị DN cũng khó có điều kiện phát triển, cải thiện theo hướng hiện đại và thông lệ tốt nhất trên thế giới.

Nếu theo nguyên tắc là luôn hướng tốt điều tốt nhất thì chắc chắn TTCK VN, hay nền kinh tế VN không thể có trào lưu ngược đó. Các chính sách của Nhà nước không nên lập ra theo nguyên tắc đưa tất cả các DN vào TTCK một cách khiên cưỡng, mà cần đảm bảo kỷ cương của thị trường là DN tốt phải được đánh giá là DN tốt, DN yếu kém phải đánh giá là kém. Thông điệp về kỷ cương đó nên theo một cách đơn giản và dễ hiểu, chẳng hạn như là: DN nào chậm báo cáo tài chính năm, DN nào có chênh lệch giữa thông tin trước và sau kiểm toán quá nhiều... là DN kém minh bạch... Và DN nào không đủ điều kiện niêm yết, DN nào không niêm yết là DN kém minh bạch hơn DN đang niêm yết. Khi kỷ cương của thị trường rõ ràng, DN, nhà đầu tư sẽ hướng tới Cty niêm yết hơn là hướng vào những Cty “bí mật”.

Tọa đàm: “Giải pháp vốn cho DN”

Đây là hoạt động do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức vào lúc 8 giờ đến 12 giờ, thứ ba, ngày 10/5/2011 tại Hà Nội. Tọa đàm “Giải pháp vốn cho doanh nghiệp” hướng tới việc đề xuất, phân tích và giới thiệu những kênh huy động vốn mới, cũng như giới thiệu những sản phẩm quản lý vốn tốt hơn cho doanh nghiệp, với những nội dung cụ thể:

- Nhu cầu vốn thực tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Tái cơ cấu tín dụng tại các ngân hàng trong bối cảnh hiện nay

- Phát triển các sản phẩm hỗ trợ cho doanh nghiệp bên cạnh các sản phẩm tín dụng

- Huy động vốn từ trái phiếu

- Nguồn vốn từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng, đặc biệt là nguồn vốn từ các quỹ đầu tư doanh nghiệp

- Tiếp cận nguồn vốn quốc tế

- Hợp tác công tư

Ban tổ chức trân trọng kính mời quý độc giả, doanh nghiệp quan tâm tham dự chương trình.

Chi tiết liên hệ:  Chị Nguyễn Thu Thủy; Điện thoại: 04 35743990

Email: thuynguyen@dddn.com.vn

Ths Lê Văn Hinh

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Khoáng sản Bắc Giang được niêm yết về mặt nguyên tắc (03/05/2011)

>   DN thoái niêm yết dưới cách nhìn của cơ quan quản lý (01/05/2011)

>   28/04, H11 giao dịch phiên đầu tiên trên UPCoM (26/04/2011)

>   FLC đăng ký niêm yết 17 triệu cổ phiếu (26/04/2011)

>   06/05, VIE giao dịch phiên đầu tiên 1,561,244 cổ phiếu (29/04/2011)

>   SGT rời sàn: Lý do thứ ba khó nói? (29/04/2011)

>   SGT xin rút niêm yết: Tiền lệ và hệ lụy (29/04/2011)

>   Rút niêm yết trên sàn chứng khoán là điều bình thường? (27/04/2011)

>   SGT nộp hồ sơ hủy niêm yết trong tháng 5 (27/04/2011)

>   Cổ phiếu đầu tiên ở UPCoM có giá tham chiếu và biên độ ± 40% (27/04/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật