Thứ Tư, 27/04/2011 23:59

Rút niêm yết trên sàn chứng khoán là điều bình thường?

Khả năng sẽ có doanh nghiệp tự nguyện xin rút niêm yết để tái cấu trúc.

* Ông Đặng Thành Tâm: 'Rút niêm yết vì sự sống còn của doanh nghiệp'

* SQC: Thêm một cổ phiếu nhà họ "Đặng" hủy niêm yết

Mới đây, đại hội cổ đông thường niên 2011 của Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT)- trực thuộc Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) đã thông qua việc hủy niêm yết trên sàn chứng khoán.

Lý do được lãnh đạo của SGT đưa ra là thị trường chứng khoán (TTCK) giai đoạn hiện tại không thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) niêm yết, giá cổ phiếu của công ty này nằm dưới giá trị thực, đồng thời rút niêm yết để công ty tái cấu trúc. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, DN niêm yết trên sàn chứng khoán chủ động xin rút niêm yết khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Giá cổ phiếu SGT trong phiên giao dịch ngày 27-4 chỉ còn 7.200 đồng/cổ phiếu

Rút vì… “nản”

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27-4, giá cổ phiếu SGT đạt 7.200 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, giá trị sổ sách của công ty hơn 10.300 đồng, và đỉnh cao của cổ phiếu này lên đến 35.000 đồng/cổ phiếu. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT SGT, cho biết ông rất bất ngờ vì giá cổ phiếu SGT giảm mạnh và nằm dưới giá trị sổ sách.

Bất kỳ công ty nào rút niêm yết trên sàn chứng khoán thì về cơ bản, đó vẫn là những công ty đại chúng. Do đó, tất cả các hoạt động liên quan đến chứng khoán như phát hành cổ phiếu, mua bán, chuyển nhượng cổ phiếu ... cũng đều phải xin ý kiến và chịu sự giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

TS Vũ Bằng

Theo ông, việc rút khỏi TTCK là điều cần thiết và tốt hơn cho công ty bởi trong giai đoạn hiện nay, việc giảm giá liên tục của thị trường đã gây khó khăn cho DN trong việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Chưa kể, việc giảm giá liên tục của cổ phiếu làm cho mục đích quảng bá thương hiệu của công ty không những không hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến uy tín của công ty với các đối tác. Ông Tâm cho biết đang tiến hành thủ tục và chọn thời điểm để hủy niêm yết, có thể trong một hai tháng tới.

Ông Đặng Thành Tâm cho biết thêm không chỉ có SGT mà cổ phiếu SQC của Công ty CP Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC) cũng trực thuộc Tập đoàn SGI đang niêm yết trên sàn Hà Nội, đã được cổ đông thông qua việc rút niêm yết. Đại hội cổ đông đã ủy quyền cho HĐQT chọn thời điểm cũng như mua lại cổ phiếu của các nhà đầu tư cá nhân.

Lý do xin rút niêm yết là do SQC có vốn hóa lớn (chiếm gần 10% vốn hóa trên sàn Hà Nội vào thời điểm niêm yết năm 2009) nhưng thời gian qua, lượng cổ phiếu giao dịch ít. nhiều ý kiến cho rằng SQC làm méo mó thị trường và chỉ số HNX-Index.

TS Phạm Linh, Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán Quốc tế (VIS), thừa nhận thời gian qua TTCK đã sụt giảm mạnh, gây nhiều khó khăn cho các DN và cả nhà đầu tư. Đặc biệt, khi Chính phủ đã thực hiện một số biện pháp thắt chặt tiền tệ, hạn chế dòng tiền vào chứng khoán càng khiến thị trường “teo tóp”. Tuy nhiên, không vì vậy mà những DN có giá dưới mệnh giá đều “nản”, họ cho rằng giá chứng khoán chỉ phản ánh một phần, quan trọng nhất là hoạt động của công ty có hiệu quả hay không.

Phải bảo đảm quyền lợi cổ đông

Trao đổi với ông Nguyễn Băng Tâm, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bến Thành - Phó Chủ tịch CLB các DN niêm yết, cho rằng việc SGT tự nguyện rút niêm yết không gây sốc cho thị trường. Một vài DN khác cũng có ý định rút niêm yết vì nhiều lý do khác nhau nhưng chưa thực hiện. Đa số trong đó là những DN có đại diện một nhóm cổ đông lớn, có mục tiêu rõ ràng, muốn tạm thời “ở ẩn” để đưa DN theo một hướng khác - có thể gọi là tái cấu trúc DN theo hướng tốt hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là DN thực hiện thế nào để tránh gây ảnh hưởng đến quyền lợi cho cả cổ đông lớn và cổ đông nhỏ.

Đặc biệt, DN cần có thông báo sớm và kéo dài thời gian để nhà đầu tư có thời gian cân nhắc, quyết định để tránh thiệt thòi. Về quyền lợi của cổ đông, ông Đặng Thành Tâm cho biết để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư, trước mắt, công ty sẽ thông báo mua lại cổ phiếu quỹ và chắc chắn giá mua sẽ cao hơn giá hiện tại để qua đó, những nhà đầu tư không muốn nắm giữ cổ phiếu SGT có thể bán ra. Đồng thời, ông Tâm cho biết sau khi tái cấu trúc DN, nếu điều kiện thuận lợi, công ty sẽ xin niêm yết trở lại.

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, TS Vũ Bằng, cho biết từ trước đến nay đã có nhiều trường hợp DN niêm yết bị bắt buộc hủy niêm yết, buộc chuyển sàn hoặc tự xin chuyển sàn, còn trường hợp DN chủ động xin rút niêm yết thì trường hợp của SGT là lần đầu tiên. Theo ông Bằng, đây cũng là điều bình thường và DN được phép xin rút niêm yết.

Tuy nhiên, DN phải có báo cáo, giải thích rõ ràng với các sở giao dịch cũng như với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về nguyên nhân để được xem xét, đồng thời từ đó Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thông tin chính thức công bố với nhà đầu tư, nhằm tránh tạo tâm lý không tốt cho nhà đầu tư cũng như cho thị trường.

Sơn Nhung

Người Lao động

Các tin tức khác

>   SGT nộp hồ sơ hủy niêm yết trong tháng 5 (27/04/2011)

>   Cổ phiếu đầu tiên ở UPCoM có giá tham chiếu và biên độ ± 40% (27/04/2011)

>   Tập đoàn FLC đăng ký niêm yết 17 triệu cổ phiếu tại HNX (26/04/2011)

>   IJC: 06/05 giao dịch bổ sung hơn 219 triệu cp  (25/04/2011)

>   Ông Đặng Thành Tâm: 'Rút niêm yết vì sự sống còn của doanh nghiệp' (25/04/2011)

>   26/04, GHC giao dịch phiên đầu tiên tại UPCoM (22/04/2011)

>   Thủy điện - Điện lực 3 đăng ký niêm yết 9.5 triệu cp tại HOSE (20/04/2011)

>   HAI: 26/04 giao dịch bổ sung gần 3 triệu cổ phiếu  (19/04/2011)

>   Hai doanh nghiệp đăng ký niêm yết 20 triệu cổ phiếu tại HOSE (19/04/2011)

>   20/04, VCR giao dịch bổ sung 36 triệu cổ phiếu (18/04/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật