Chủ Nhật, 01/05/2011 22:43

DN thoái niêm yết dưới cách nhìn của cơ quan quản lý

Quy định pháp lý đề cập khá cụ thể trình tự giải quyết việc tổ chức niêm yết tự nguyện huỷ niêm yết. Tuy nhiên, liệu các quy định này có dễ dàng áp dụng với trường hợp chưa có tiền lệ như CTCP Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (HNX: SQC) và CTCP Công nghệ viễn thông Sài Gòn (HOSE: SGT)?

* SGT rời sàn: Lý do thứ ba khó nói?

* Khi doanh nghiệp niêm yết “dỗi”!

Nên coi là chuyện bình thường

Một tuần sau khi SQC và SGT công bố quyết định huỷ niêm yết, điều TTCK mong đợi nhất là quan điểm của cơ quan quản lý thị trường và ông Lê Hải Trà, Ủy viên thường trực HĐQT Sở GDCK TP. HCM (HOSE) đã lên tiếng: theo quy định của pháp luật về chứng khoán và TTCK, việc một DN lên niêm yết hay huỷ niêm yết trên TTCK là quyền của DN, trừ các trường hợp kinh doanh thua lỗ, hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về chứng khoán thì bị huỷ niêm yết bắt buộc.

"Quyết định huỷ niêm yết của SQC và SGT là chuyện mới trên thực tế, hơi lạ lẫm đối với TTCK Việt Nam, nhưng là hoàn toàn bình thường…", ông Trà nói.

Bình luận về lý do SQC và SGT huỷ niêm yết bởi các đơn vị này cho rằng, TTCK đang không làm tròn chức năng huy động vốn, yếu tố hấp dẫn nhất của TTCK đối với các DN, ông Trà cho rằng, năm 2010 cũng là một năm thị trường khó khăn, nhưng số vốn DN huy động được vẫn đạt kỷ lục (trên 116.000 tỷ đồng). Chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm 2011, nếu vì TTCK gặp khó khăn, mà DN cho rằng thị trường không làm tròn vai trò kênh huy động vốn là hơi vội vàng và không chính xác. Với DN tham gia niêm yết trên TTCK, giá trị đầu tiên hướng tới là tăng thanh khoản cho cổ phiếu, chứ không phải huy động vốn là giá trị duy nhất.

"Ở góc độ của DN, nếu họ thừa nhận rằng giá trị thực của DN cao hơn nhiều so với thị giá cổ phiếu hiện tại, thì tôi nghĩ việc đầu tiên là DN phải hỏi chính họ xem tại sao lại như vậy và tại sao nhà đầu tư không quan tâm tới thực tế đó…?", ông Trà đặt câu hỏi.

Pháp lý không vướng

Theo đại diện HOSE, thủ tục giải quyết trường hợp DN tự đề xuất huỷ niêm yết cổ phiếu được quy định tại Điều 14, Nghị định 14/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Theo đó, trường hợp tổ chức niêm yết đề nghị huỷ bỏ niêm yết cổ phiếu, thì hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị huỷ bỏ niêm yết; Quyết định thông qua việc huỷ bỏ niêm yết cổ phiếu của ĐHCĐ. Thủ tục huỷ niêm yết thực hiện theo Quy chế niêm yết của Sở GDCK.

Với trường hợp DN tự huỷ niêm yết như SGT, thì khi thụ lý hồ sơ, HOSE sẽ căn cứ vào Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở để giải quyết. Theo đó, tổ chức tự nguyện huỷ niêm yết phải nộp hồ sơ đề nghị cho Phòng Quản lý và Thẩm định niêm yết thuộc HOSE. Trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, HOSE sẽ xem xét để đưa ra quyết định chấp thuận hay không chấp thuận hủy niêm yết chứng khoán. Trường hợp không chấp thuận, HOSE có văn bản giải thích rõ lý do.

Quy trình giải quyết huỷ niêm yết cũng tương tự tại Sở GDCK Hà Nội (HNX), khi một lãnh đạo HNX cho biết, theo Quy chế niêm yết chứng khoán tại HNX thì tổ chức niêm yết đề nghị huỷ niêm yết theo quy định của Nghị định số 14/2007 phải hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hiện hành trước khi tiến hành đề nghị hủy niêm yết, trong đó quan trọng nhất là phí niêm yết. Ngoài ra, còn phải tuân thủ chế độ báo cáo các cơ quan quản lý, cũng như các quy định liên quan về quản lý công ty đại chúng, lưu ký chứng khoán tập trung...

Tuy việc huỷ niêm yết cổ phiếu được quy định rõ tại Nghị định 14/2007 và Quy chế niêm yết chứng khoán của các Sở GDCK, nhưng theo một lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, do đề nghị huỷ niêm yết cổ phiếu SGT và SQC là các trường hợp chưa có tiền lệ trên TTCK Việt Nam, nên cơ quan quản lý đang chỉ đạo các đơn vị chức năng nghiên cứu kỹ các quy định pháp lý, cũng như tham khảo thông lệ quốc tế trước khi đưa ra hướng giải quyết, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên liên quan, nhất là cổ đông nhỏ lẻ.

Theo ông Đặng Thành Tâm, việc nộp đơn xin huỷ niêm yết sẽ tiến hành trong tháng 5/2011. HĐQT Công ty đang cân nhắc phương án cụ thể việc mua lại cổ phiếu với giá cao hơn mức quá thấp hiện tại.

Theo công bố của SGT, sau khi huỷ niêm yết, DN vẫn lưu ký chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký (VSD) và khi NĐT có nhu cầu giao dịch thì vẫn mua bán bình thường. Công bố của DN là vậy, nhưng theo VSD, cổ phiếu SGT có còn lưu ký tại VSD hay không sau khi huỷ niêm yết phụ thuộc vào cơ cấu cổ đông của DN. Nếu sau khi huỷ niêm yết, DN có dưới 100 cổ đông, thì họ không còn là công ty đại chúng, nên không phải chấp hành các nghĩa vụ của công ty đại chúng, trong đó có quy định lưu ký chứng khoán tập trung. Trường hợp sau khi huỷ niêm yết mà vẫn còn trên 100 cổ đông, thì việc lưu ký vẫn giữ nguyên như hiện trạng.

Hữu Đạo

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   28/04, H11 giao dịch phiên đầu tiên trên UPCoM (26/04/2011)

>   FLC đăng ký niêm yết 17 triệu cổ phiếu (26/04/2011)

>   06/05, VIE giao dịch phiên đầu tiên 1,561,244 cổ phiếu (29/04/2011)

>   SGT rời sàn: Lý do thứ ba khó nói? (29/04/2011)

>   SGT xin rút niêm yết: Tiền lệ và hệ lụy (29/04/2011)

>   Rút niêm yết trên sàn chứng khoán là điều bình thường? (27/04/2011)

>   SGT nộp hồ sơ hủy niêm yết trong tháng 5 (27/04/2011)

>   Cổ phiếu đầu tiên ở UPCoM có giá tham chiếu và biên độ ± 40% (27/04/2011)

>   Tập đoàn FLC đăng ký niêm yết 17 triệu cổ phiếu tại HNX (26/04/2011)

>   IJC: 06/05 giao dịch bổ sung hơn 219 triệu cp  (25/04/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật