Thứ Tư, 06/04/2011 17:51

Thứ nhất gửi tiết kiệm, thứ nhì mua vàng

Theo kết quả khảo sát, khi có tiền nhàn rỗi người tiêu dùng thích gửi tiết kiệm và mua vàng

Đây là kết quả rút ra từ cuộc khảo sát tác động của lạm phát đến đời sống của người tiêu dùng và đo lường thái độ lạc quan của người tiêu dùng về tình hình kinh tế – xã hội trong năm 2011 (do công ty nghiên cứu thị trường FTA thực hiện trong tháng 3.2011 ở ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM). 600 người tiêu dùng trong độ tuổi từ 18 – 50 đã tham gia.

* Loay hoay tìm kênh đầu tư

Kết quả cuộc khảo sát này cho thấy nhóm chịu ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát ở khu vực Đà Nẵng (62%), thuộc nhóm lớn tuổi từ 41 – 50 (62%), đã lập gia đình (58%).

Vấn đề người tiêu dùng đang lo lắng nhất hiện nay thuộc về lĩnh vực kinh tế vì ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống: 47% quan ngại về giá điện, giá lương thực (47%), giá xăng dầu (28%), giá khí đốt (24%), giá vàng và suy thoái kinh tế (31%).

Trong khi đó, họ ít lo lắng hơn về tình hình xã hội – ảnh hưởng mang tính lâu dài hơn như thất nghiệp (27%), tham nhũng (13%), thảm hoạ tự nhiên (12%), biến đổi khí hậu (10%).

Người tiêu dùng Việt Nam ít quan tâm đến những vấn đề thế giới, họ không quan ngại lắm về các vấn đề an ninh (tội phạm gia tăng, nạn khủng bố…) và hoàn toàn không lo lắng trước tình hình thế giới như bất ổn chính trị ở Trung Đông, Triều Tiên hay vấn đề cắt giảm viện trợ nước ngoài.

Nhìn chung, khi có tiền nhàn rỗi người tiêu dùng thích đầu tư vào những lĩnh vực ổn định trong thời cuộc hiện nay như gửi tiết kiệm (40%), mua vàng (31%). Họ ngần ngại và không mạnh dạn đầu tư vào hoạt động kinh doanh (11%), bất động sản(10%), chứng khoán (2%). Riêng người tiêu dùng khu vực Đà Nẵng thích mua vàng (48%) hơn là gửi tiết kiệm ngân hàng (33%).

Những ngành hàng thiết yếu là nhóm mà họ không thể cắt giảm, bao gồm: giáo dục, đi lại, ăn uống, điện nước, chăm sóc sức khoẻ.

Năm hoạt động mà người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu nhiều: giặt đồ ở tiệm (79%), các hoạt động giải trí như đi xem phim, ca nhạc, kịch (68%), ăn tiệc và nhậu (60%), sử dụng máy lạnh (58%), đi ăn ngoài (55%).

Các ngành hàng có thể chịu nhiều ảnh hưởng từ lạm phát là bánh kẹo khi 46% người tiêu dùng cho biết sẽ dùng ít hơn. Kế đến là các sản phẩm từ sữa và chăm sóc da, với tỷ lệ tương ứng là 31% và 29%. Ngoại trừ mặt hàng bánh kẹo, hầu hết người tiêu dùng vẫn tỏ ra trung thành với nhãn hiệu mà họ đang sử dụng thường xuyên.

Không có nhiều thay đổi trong việc lựa chọn kích cỡ bao bì trong tiêu dùng. Chỉ có vài ngành hàng như bánh kẹo, sản phẩm chăm sóc da, sản phẩm từ sữa và sản phẩm chăm sóc em bé, người tiêu dùng có xu hướng chọn kích thước bao bì bằng hoặc nhỏ hơn loại trước đây họ thường mua.

Mai Chuyên

sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   “Cửa” tăng dự trữ bắt buộc vẫn bỏ ngỏ? (04/04/2011)

>   Ông Lê Đức Thúy sẽ nghỉ hưu từ 1/5 (30/03/2011)

>   Gỡ rối những hệ lụy từ chống đô la hóa (29/03/2011)

>   Hai giải pháp mới cho tỷ giá (27/03/2011)

>   Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: “Cán cân tổng thể 2011 có thể thặng dư hơn 2 tỷ USD” (26/03/2011)

>   Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong hoạt động kiểm toán độc lập (24/03/2011)

>   Siết chặt tiền tệ: Sẽ tốt lên trong dài hạn (24/03/2011)

>   TP.HCM mời Anh cùng xây khu tài chính Thủ Thiêm (23/03/2011)

>   Trình Quốc hội thông qua Luật Kiểm toán độc lập (23/03/2011)

>   Kiểm toán Nhà nước có Phó Tổng Kiểm toán mới (15/03/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật