Chủ Nhật, 10/04/2011 21:33

Thị trường Campuchia: Phân phối còn yếu

Hàng Việt Nam đã quen với nhiều người dân Campuchia nhưng lượng tiêu thụ thường xuyên tại thị trường này vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn.

Sau những lần tham gia hội chợ tiếp thị hình ảnh, nhiều doanh nghiệp (DN) đều thấu hiểu đã đến lúc phải tổ chức phân phối chuyên nghiệp cho hàng Việt Nam, nếu không khó chiếm thị phần lớn ở thị trường này.

Nghĩ đến nhu cầu cao hơn

Gần 300 gian hàng của DN Việt Nam và nhà phân phối tại Campuchia tham gia Hội chợ Triển lãm Thương mại – Dịch vụ Việt Nam – Campuchia năm 2011 (từ ngày 6 đến 10-4 do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) tổ chức). Thực phẩm là nhóm hàng bán nhiều nhất. Đa số người tiêu dùng Campuchia mua hàng giá trung bình và rẻ, nhưng theo một số DN, nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng có giá cao đã xuất hiện.

Nước hoa Sài Gòn rất quen với người dân Campuchia, gần đây sữa tắm Fresh được tiêu thụ mạnh. Để những mặt hàng mỹ phẩm mới nhanh chóng được người tiêu dùng Campuchia tiếp nhận, mỗi khi tham gia hội chợ, Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Sài Gòn huấn luyện một nhóm bán hàng tư vấn cho khách hàng rành rẽ. Ông Nguyễn Thành Long, nhà phân phối kem cho Công ty Cổ phần Kido tại An Giang, lần đầu tiên mang hàng sang Campuchia.

Chi phí vận chuyển tủ đông mỗi thùng mất 100 USD, thùng xốp 500.000 đồng, chưa có loại xe lạnh đi Campuchia nên ông phải “ướp” kem bằng nước đá khô trên đường vận chuyển. Đã có khảo sát thị trường, thấy kem Kido đa dạng hơn và ngon hơn các loại kem của Thái Lan, có khả năng mở đại lý được nên ông không tiếc chi phí để giới thiệu cho người tiêu dùng.

Bà Lê Thị Trúc Ngân, Giám đốc Công ty Gốm sứ Trung Thành tại Campuchia, cho biết công ty đã tham gia hội chợ này ba lần. Sản phẩm của công ty gồm chậu, bình, ly, tách, vật trang trí nội thất, trang trí sân vườn không thuộc loại hàng tiêu dùng thiết yếu nên tại hội chợ tiêu thụ không nhiều nhưng là dịp để tiếp cận người dân Campuchia khá giả.

Hợp sức với nhà phân phối

Theo nhiều DN, nếu không nhanh chóng xây dựng mạng lưới phân phối, DN Việt Nam sẽ mất thị phần bởi hàng Thái Lan và Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt.

Chưa được nửa năm mà ông Sem Sam Bath (Công ty Leap Sovann)   Việt Nam) đã mở được cả trăm đại lý phân phối nước chấm Nam Dương  ở 10 tỉnh của Campuchia, trong đó các tỉnh Đông Bắc giáp biên giới Thái Lan tiêu thụ nhiều nhất.

Mỗi tháng, ông tiêu thụ khoảng 3.000 thùng nước tương Sobi, chưa kể các loại nước chấm gia vị khác của Nam Dương, tương đương doanh số 300 – 400 triệu đồng. Sản phẩm tiêu thụ nhanh là nhờ ông có sẵn mạng lưới đang phân phối các mặt hàng khác của Việt Nam như dầu ăn Marvela, mì Phú Phú, xà phòng Vico.

Công ty TNHH Thương mại Dona cũng đã chọn Công ty Z38 của Campuchia làm đại diện phân phối các sản phẩm từ nấm. Bà Trần Lê Thu Thảo, Chủ tịch HĐQT Công ty Dona, đang bàn bạc cùng đối tác thực hiện dự án trồng nấm tại Campuchia, bao tiêu sản phẩm cho nông dân để có thêm nguyên liệu sản xuất.

Ông Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Z38, chủ đầu tư siêu thị Việt Nam tại Campuchia, mong muốn có thêm những đối tác trực tiếp sản xuất từ Việt Nam để nguồn hàng của siêu thị phong phú và có giá rẻ tương đương với giá bán tại chợ.

Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Vissan, cho biết người tiêu dùng Campuchia chưa có nhiều kiến thức để phân biệt hàng chất lượng cao với hàng thứ cấp, Vissan sẽ hỗ trợ nhà phân phối quảng bá thương hiệu và những điều kiện cần thiết để tiêu thụ sản phẩm thuận lợi.

Nguyễn Vân

Người lao động

Các tin tức khác

>   Khai trương siêu thị Satra tại Campuchia (08/04/2011)

>   Xúc tiến phát triển kênh phân phối hiện đại tại Campuchia (07/04/2011)

>   Lào: Cơ hội lớn với công nghiệp sản xuất (02/04/2011)

>    Lập Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam-Campuchia (30/03/2011)

>   Aeroflot sắp mở đường bay thẳng Nga-Campuchia (28/03/2011)

>   Campuchia nhập khẩu 42% lượng điện trong 2010 (21/03/2011)

>   Việt Nam - Campuchia sẽ hợp tác 20 dự án nông nghiệp (19/03/2011)

>   Việt Nam-Campuchia hợp tác nông, lâm, thủy sản (18/03/2011)

>   Hàng hóa VN vào Campuchia: Hai rào cản lớn ! (18/03/2011)

>   Việt Nam và Lào cùng hợp tác khảo sát khoáng sản (17/03/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật