Thứ Bảy, 02/04/2011 14:47

Lào: Cơ hội lớn với công nghiệp sản xuất

Với thị trường Lào, ông Lại Quang Thục, Chủ tịch Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia cho biết, hiện Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí là một trong những nước đứng đầu về đầu tư tại Lào tại hầu hết các lĩnh vực, nhưng tập trung lượng vốn lớn nhất vào 3 lĩnh vực mà Lào có tiềm năng gồm: năng lượng thủy điện, khai khoáng, nông – lâm nghiệp.

Theo ông Thục, trong giai đoạn từ nay đến 2015, để xác định chính xác các lĩnh vực tiềm năng của Lào, doanh nghiệp Việt Nam phải dựa trên các chính sách ưu tiên phát triển trong chiến lược kinh tế mới đây của Lào. Ông Thục cho rằng, giai đoạn này doanh nghiệp nên tập trung đầu tư vào 3 lĩnh vực lớn về công nghiệp, nông – lâm nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, phải có sự lựa chọn quy mô và tính chất từng dự án phù hợp với khả năng của từng doanh nghiệp.

Lấy ví dụ về ngành thủy điện, ông Thục cho biết, đây được coi là lĩnh vực tiềm năng của Lào, nhưng hiện nay Việt Nam đã ký hầu hết các dự án nằm trong danh mục mà Chính phủ hai nước đã ký kết. Vì vậy, cơ hội đầu tư mới vào thủy điện đã dần khép lại. Tương tự vậy với khai mỏ, dù tiềm năng nhưng đây là ngành đầy tính rủi ro và không ít nhà đầu tư Việt Nam đã bị thiệt hại đáng kể.

Các doanh nghiệp nhỏ, thiếu kinh nghiệm chuyên môn không nên tham gia lĩnh vực này. Với ngành nông – lâm nghiệp, trồng cao su, cà phê…doanh nghiệp chỉ nên đầu tư vào những dự án quy mô nhỏ, quay vòng vốn nhanh. Tốt nhất là nên tập trung vốn vào xây dựng các nhà máy chế biến và dịch vụ bán hàng. Lĩnh vực còn nhiều cơ hội đầu tư tốt nhất tại Lào theo ông Thục hiện nay là sản xuất, tiêu thụ hàng hóa. Hiện nay, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Lào đang còn ở mức quá khiêm tốn, hầu hết các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng hàng ngày đều được nhập khẩu, với 60% là hàng Thái Lan.

Hàng tiêu dùng Việt Nam cũng được đánh giá khá cao tại Lào, trong khi công nghiệp sản xuất Thái Lan đang bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và chính trị, doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để chiếm lĩnh thị trường. Ngoài ra, du lịch cũng là một thế mạnh mà doanh nghiệp hai nước có thể tăng cường hợp tác, khai thác khi các chính sách ngày càng thông thoáng, cởi mở. Doanh nghiệp Việt Nam có thể xây dựng, mở rộng các tua du lịch qua Lào và các nước thứ 3 theo nhiều hình thức đa dạng.

Phan Long

đầu tư

Các tin tức khác

>    Lập Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam-Campuchia (30/03/2011)

>   Aeroflot sắp mở đường bay thẳng Nga-Campuchia (28/03/2011)

>   Campuchia nhập khẩu 42% lượng điện trong 2010 (21/03/2011)

>   Việt Nam - Campuchia sẽ hợp tác 20 dự án nông nghiệp (19/03/2011)

>   Việt Nam-Campuchia hợp tác nông, lâm, thủy sản (18/03/2011)

>   Hàng hóa VN vào Campuchia: Hai rào cản lớn ! (18/03/2011)

>   Việt Nam và Lào cùng hợp tác khảo sát khoáng sản (17/03/2011)

>   Lào: Cơ hội và thách thức trong ngành khai khoáng   (14/03/2011)

>   Dệt may Campuchia có dấu hiệu phục hồi rõ nét (14/03/2011)

>   Tăng cường phát triển hành lang kinh tế phía Nam (11/03/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật