Thứ Sáu, 11/03/2011 21:07

Tăng cường phát triển hành lang kinh tế phía Nam

Hội nghị phát triển hành lang kinh tế phía Nam của các nước tiểu vùng sông Mekong đã diễn trong hai ngày 9-10/3 tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia.

Hội nghị do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Phát triển quốc tế của Australia đồng tài trợ.

Chủ trì hội nghị, Bộ trưởng Thương mại Campuchia Cham Prasidh cho biết các nước tiểu vùng sông Mekong chú trọng hợp tác kinh tế với các nước trên tuyến hành lang kinh tế phía Nam, tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây và hành lang kinh tế Bắc-Nam.

Theo ông Prasidh, thúc đẩy trao đổi hàng hóa, hợp tác phát triển với các địa phương trong nước và với các nước trong tiểu vùng sông Mekong mở rộng là nhằm hướng tới tuyến hành lang kinh tế phía Nam. Hiện hành lang kinh tế này đang phát triển và đạt nhiều tiến bộ, tuy nhiên vẫn còn khoảng cách khá lớn so với hai tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây và Bắc-Nam.

Trong khi đó, Phó Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của ADB, ông Thomas Crouch, cho biết mục đích của hội nghị là tìm giải pháp cho các vấn đề còn tồn tại và đẩy mạnh tiến độ phát triển tuyến hành lang kinh tế phía Nam giữa các nước tiểu vùng sông Mekong, trong đó có việc lựa chọn hình thức điều phối thương mại và vận tải, nâng cao chất lượng sản phẩm, tập hợp các nhà kinh doanh và khuyến khích phát triển du lịch.

Ông Crouch nêu rõ vẫn tồn tại những cách biệt trong lĩnh vực vận tải giữa tuyến hành lang kinh tế phía Nam so với các tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây và Bắc-Nam.

Theo thông cáo của ADB, tính đến cuối năm 2010, ngân hàng này đã tài trợ khoảng 4,7 tỷ USD cho 55 dự án theo chương trình hợp tác phát triển các nước tiểu vùng sông Mekong có tổng giá trị đầu tư khoảng 11,6 tỷ USD.

Australia cũng tài trợ khoảng 43,5 triệu USD để phát triển hành lang kinh tế phía Nam với các nước tiểu vùng sông Mekong, đặc biệt là hợp tác phát triển kinh tế biển ở Campuchia và Việt Nam. Ngoài ra, Australia còn tài trợ hơn 302 triệu USD cho các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, cải thiện điều kiện sống của người dân và thương mại tại các nước này.

Tuyến hành lang phía Nam của khu vực tiểu vùng sông Mekong chạy qua 41 tỉnh thành của Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc.

Các nước tiểu vùng sông Mekong gồm Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Năm 1992, với sự hỗ trợ của ADB, các nước đã đưa ra một chương trình hợp tác kinh tế tiểu khu vực để tăng cường quan hệ kinh tế, xây dựng và giao lưu văn hóa, với chín lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp, năng lượng, môi trường, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư, viễn thông, du lịch, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, vận chuyển và thương mại./.

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Campuchia: Xuất khẩu may mặc tháng 01 tiếp tục tăng trưởng (11/03/2011)

>   Việt Nam - Lào ký hợp đồng 4 triệu USD khai thác quặng sắt (11/03/2011)

>   Phía sau việc Myanmar ngừng xuất khẩu gạo (10/03/2011)

>   Sắp khai trương chợ hàng Việt tại Campuchia (10/03/2011)

>   Lúa gạo, nhìn từ Myanmar... (05/03/2011)

>   Lào muốn Việt Nam giúp trong lĩnh vực chế biến gỗ (02/03/2011)

>   Việt Nam đẩy mạnh du lịch tại Campuchia (02/03/2011)

>   Liên doanh sản xuất ứng dụng bêtông ở Campuchia (01/03/2011)

>   Việt Nam - Lào ký kết xây dựng thủy điện (11/02/2011)

>   Lào: Toàn cảnh kinh tế vĩ mô và cơ hội đầu tư (19/01/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật