Thứ Năm, 17/02/2011 08:13

DN FDI: Đừng biến nhân công giá rẻ thành lợi thế cạnh tranh

Trái ngược với những suy nghĩ của nhiều người, rằng nếu làm việc tại các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) sẽ được lương cao, song trên thực tế, nhiều công nhân, người lao động đã và đang phải nhận đồng lương không tương xứng với sức lao động của mình. Đã đến lúc, đừng biến nhân công giá rẻ thành lợi thế cạnh tranh.

70% vụ đình công thuộc doanh nghiệp FDI

Nghiên cứu mới nhất về “tiền lương tối thiểu và thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp” của nhóm nghiên cứu Viện Công nhân Công đoàn thì mức lương bình quân của người lao động trong doanh nghiệp FDI hiện đang ở mức “đội sổ”, thấp nhất trong các loại hình công ty. Cùng với đó, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, có tới 70% số vụ đình công nằm ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này.

Mới đây nhất, tại công ty Panasonic Home Appliances Việt Nam ở KCN Thăng Long (Hà Nội), hôm 27-1 vừa qua đã xảy ra một vụ đình công đòi tăng lương của hàng trăm công nhân. Một công nhân sau một thời gian dài làm việc tại công ty nay đã bỏ việc vì không chịu nổi được mức lương “bèo bọt”  cho biết, lương của công nhân suốt hơn một năm qua chỉ ở mức 1,5 triệu đồng cộng với phụ cấp chuyên cần 100 nghìn đồng, phụ cấp đi lại 100 nghìn và phụ cấp nhà ở 60 nghìn đồng. Tổng thu nhập mỗi tháng sau khi đã trừ bảo hiểm chỉ có 1.930.000 đồng. Với số tiền lương quá ít ỏi đó với mức sống, giá cả như hiện nay, họ không thể lo cho cuộc sống của mình.

Đây chỉ là một ví dụ điển hình cho thấy các doanh nghiệp FDI đang bỏ qua quyền lợi người lao động. Kết quả khảo sát một số doanh nghiệp trên toàn quốc năm 2010 của Viện Công nhân Công đoàn, bình quân tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp FDI là 1,82 triệu đồng/tháng (6.900 đồng/giờ), trong khi doanh nghiệp tư nhân là 1,98 triệu đồng/tháng (8.500 đồng/giờ) và doanh nghiệp nhà nước có mức lương cao nhất là 2,25 triệu đồng/tháng (9.600 đồng/giờ). Trong số các doanh nghiệp được khảo sát, có 6,8% người lao động có mức lương dưới 1 triệu đồng và trên 5 triệu đồng chỉ có 0,1%. Hầu hết người lao động nhận được mức lương dưới 2 triệu đồng (từ 1 đến 1,5 triệu đồng chiếm 40,4% và từ 1,5 đến 2 triệu đồng chiếm 27,8%). Trong các lĩnh vực ngành nghề thì gia công gỗ, dệt may, giày da, điện tử, sản xuất văn phỏng phẩm là những lĩnh vực có mức lương thấp.

Khảo sát này cũng cho thấy, mức lương của người lao động ở từng vị trí công việc có sự chênh lệch rất lớn, đặc biệt là trong khu vực doanh nghiệp FDI. Trong khi mức lương bình quân phân theo chức danh công việc, cấp quản lý hơn 3,1 triệu đồng/tháng thì nhân viên văn phòng, quản lý cấp thấp chỉ ở 3,1 triệu đồng và lao động trực tiếp chỉ hơn 1,6 triệu đồng/tháng. Khảo sát chỉ ra rằng, mức độ hài lòng của người lao động về tiền lương hiện tại chỉ chiếm có 3,9%, trong khi mức không hài lòng chiếm tới 50,9%. Về thu nhập, mức độ hài lòng cũng chỉ chiếm 6,3% với việc làm hiện tại và có tới 30,9% người lao động không hài lòng.

Theo TS Đặng Quang Điều – Viện  trưởng Viện Công nhân Công đoàn, tiền lương là mối quan tâm chính của người lao động, nó là động lực chính để người lao động tham gia vào quan hệ lao động. Việc trả lương thấp là nguyên nhân chính dẫn tới đình công của công nhân, con số thống kê cho thấy, có tới 80% số cuộc đình công tại các doanh nghiệp liên quan tới vấn đề tiền lương.

Mặt bằng lương công nhân FDI: Thấp nhất

Theo một số doanh nghiệp FDI, lộ trình tăng lương của họ không hề chậm hơn so với các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, nếu nhìn thực tế, nhiều doanh nghiệp FDI căn cứ vào mức lương tối thiểu để tính lương cho người lao động, các khoản phụ cấp khác nếu có cũng rất thấp nên dẫn tới thu nhập thực tế của người lao động trong loại hình doanh nghiệp này luôn thấp hơn các loại hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Hiện mức lương của phần lớn người lao động trong các doanh nghiệp đang lệ thuộc vào mức lương tối thiểu; nhiều chính sách an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, phụ cấp, trợ cấp cũng đang dựa vào tiền lương tối thiểu...

Trong khi đó, nghiên cứu của Viện cho thấy, hiện mức lương tối thiểu bình quân ở Việt Nam chỉ vào khoảng 0,2 – 0,7 USD/giờ, trong khi mức lương tối thiểu bình quân ở các nước châu Âu là 5,33USD/giờ (cao gấp 20 lần)  và các nước thuộc khu vực châu Á là 0,76 USD/giờ (gấp 3 lần).

Song có một điều bất cập hơn đó là, trong 10 năm qua, tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp trong nước đã tăng 4,72 lần trong khi doanh nghiệp FDI chỉ tăng có 2,54 lần. Nếu so sánh lương tối thiểu với CPI, GDP, GDP/đầu người và mức sống của người dân thì mức tăng của lương tối thiểu là rất thấp, nhất là doanh nghiệp FDI đã và đang quá xa sự tăng trưởng này.

Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, lương tối thiểu ở nước ta hiện đang có cơ chế điều chỉnh chưa phù hợp do chưa căn cứ vào sự biến động của các yếu tố liên quan.

Phương Thảo

Đại Đoàn Kết  

Các tin tức khác

>   Chống tăng giá, cách nào? (17/02/2011)

>   DuPont tìm kiếm cơ hội đầu tư mới tại Việt Nam (16/02/2011)

>   Quảng Nam thu hồi dự án đầu tư không hiệu quả (16/02/2011)

>   Ôtô có thể gánh thêm phí đường bộ 1,4 triệu đồng mỗi xe (16/02/2011)

>   Giá chưa về mức trước Tết, CPI tháng 2 có thể tăng cao (16/02/2011)

>   Chiến lược phát triển KT-XH Việt Nam và góc nhìn của đại diện Liên Hiệp Quốc (15/02/2011)

>   Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của doanh nghiệp Hongkong (15/02/2011)

>   Sớm có giải pháp tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế (15/02/2011)

>   ADB cam kết cho vay 1 tỉ đô la phát triển ngành nước (15/02/2011)

>   Hà Nội: Dồn sức hướng tới mốc tăng GDP 12% (15/02/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật