Thứ Sáu, 25/02/2011 06:29

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: "Cần dập cơn khát đầu tư"

Những mối lo của năm 2011 là hệ số tín nhiệm, lòng tin của các nhà đầu tư giảm, lạm phát và các yếu tố gây lạm phát vẫn còn.

Thông điệp của Thủ tướng đưa ra trong năm 2011 ưu tiên hàng đầu vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, đây không phải vấn đề của năm 2011 mà phải thực hiện trong dài hạn và liên tục. Điều đó có nghĩa là phải giữ ổn định vĩ mô trước khi tập trung vào tăng trưởng. Mục tiêu dài hạn này phải được thực hiện nhất quán chứ không nên thay đổi giữa chừng.

Nhiều năm tới vẫn phải lo ổn định kinh tế vĩ mô

Những mối lo của năm 2011 là hệ số tín nhiệm, lòng tin của các nhà đầu tư giảm, lạm phát và các yếu tố gây lạm phát vẫn còn, điều chỉnh tỉ giá nhưng USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mà chưa đạt mục tiêu thu hẹp khoảng cách… Vì vậy, Chính phủ cần phải khắc phục những nguyên nhân gây lạm phát để “chữa bệnh” lạm phát.

Liên tục từ năm 2004 đến nay, vấn đề rất lớn của nền kinh tế là lạm phát luôn lớn hơn tăng trưởng kinh tế. Làm sao có thể ổn định khi lạm phát luôn lớn hơn tăng trưởng? Thậm chí tăng trưởng lại do chính lạm phát tạo ra thì không thể bền vững. Vì vậy ổn định kinh tế vĩ mô sẽ không chỉ là câu chuyện của riêng năm 2011 mà còn của nhiều năm tới.

Giảm đầu tư để kiềm chế bội chi

Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của ba năm gần đây cho thấy đầu năm CPI rất cao, giữa năm thấp xuống, cuối năm lại tăng lên mạnh. Trong khi các nước trong khu vực gần như không có hiện tượng trồi sụt mạnh mẽ như vậy. Đáng lưu ý khi CPI tăng lên rất dễ tạo thành mặt bằng giá mới kéo dài rất lâu và không quay đầu. Chúng ta rất khó tìm ra phương thức để “cắt cơn” tăng giá ngay.

Điều chỉnh tỉ giá cần đi kèm với nhiều giải pháp đồng bộ.

15 năm qua, lạm phát tăng mạnh, trong khi tăng trưởng giảm. Đặc biệt, mức bội chi ngân sách ngày càng lớn, thể hiện thông qua tỉ trọng bội chi ngân sách trong GDP ngày càng lớn. Ở các nước, bội chi ngân sách trên 3% GDP đã là chấn động vì nó nói lên việc Chính phủ chi quá nhiều và ham đầu tư. Trong khi đó, dường như chúng ta có truyền thống hài lòng với con số bội chi ngân sách 5%. Không thể tiếp tục vui vẻ chấp nhận con số này mà phải giảm thấp hơn nữa.

Mới đây, Thủ tướng đưa ra thông điệp theo hướng kiềm chế bội chi ngân sách ở mức dưới 5%, đây là điều đáng mừng!

Điều chỉnh tỉ giá đi kèm giải pháp đồng bộ

Cần lưu ý, điều chỉnh tỉ giá chỉ là một bước không thể đi đơn lẻ, đi kèm với nó cần có nhiều giải pháp khác.

Hiện nay, dự trữ ngoại hối của Việt Nam rất thấp, chỉ còn khoảng 1,6 tháng dự trữ (tương đương khoảng 10 tỉ USD). Trong khi đó, tại Lào là 3,8 tháng, Campuchia là 4,1 tháng, Thái Lan là 7,7 tháng, Philippines là 6,5 tháng, Trung Quốc là 18,4 tháng.

Theo tính toán của một số ngân hàng nước ngoài, trong bảng cân đối thanh toán của Việt Nam hiện còn khoảng 13,8 tỉ USD dự trữ ngoại hối nhưng lại nằm ở những hạng mục khác, chưa thống kê chính thức được. Điều này cho thấy dự trữ ngoại hối của Việt Nam không đáng quan ngại nhưng chưa thể huy động được. Vì vậy, thị trường tự do dường như chi phối tỉ giá, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỉ giá nhưng thị trường tự do vẫn không thôi nhảy múa. Do đó, Chính phủ cần tìm cách huy động các nguồn ngoại tệ còn lại để điều tiết được thị trường tự do. Nếu không tình trạng “vũ điệu” vàng - USD sẽ tiếp tục kéo dài, méo mó thị trường. Ba năm qua, đồng tiền Việt Nam đã mất giá trên 30% so với USD, đây là con số đáng suy nghĩ.

Với một số mục tiêu kế hoạch đặt ra từ nay đến năm 2015 thì tình hình kinh tế vĩ mô về cơ bản vẫn như hiện nay, không cải thiện được vấn đề thâm hụt ngân sách, thâm hụt vãng lai, thâm hụt tiết kiệm đầu tư, lạm phát... Thực tế, càng tăng đầu tư (nhất là đầu tư Nhà nước theo cơ cấu kinh tế hiện nay) thì càng làm gia tăng mất ổn định kinh tế vĩ mô và không đạt mục tiêu tăng trưởng như mong muốn. Hệ quả của nó là đạt được tăng trưởng nhưng trong thế mất cân đối, bất ổn định vĩ mô với tần suất cao hơn.

Việc đầu tư hãy để thị trường tự làm

Không thể lựa chọn cách tăng trưởng như hiện nay là Nhà nước gánh việc đầu tư quá nhiều mà lẽ ra việc này thị trường có thể tự làm. Mức huy động tiền của dân vào ngân sách chỉ nên dưới 20% (thay vì mục tiêu 22% đến 23%). Nên để người dân tự đầu tư vì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế hơn nhiều so với việc Nhà nước huy động và đầu tư giúp người dân.

Thanh Hải ghi

PHÁP LUẬT

Các tin tức khác

>   Bài 2: Chính sách đòn bẩy và tự thân vận động (25/02/2011)

>   Đề nghị dừng dự án 250 tỉ USD của tập đoàn Sama Dubai (24/02/2011)

>   Nghị quyết Chính phủ về 6 nhóm giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô (24/02/2011)

>   Điện, xăng có thể làm tăng chỉ số giá thêm 2% (24/02/2011)

>   Thủ tướng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty bán ngoại tệ cho ngân hàng (24/02/2011)

>   Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: “Kiềm chế lạm phát là ưu tiên số một” (24/02/2011)

>   Tăng trưởng nhìn từ FDI (24/02/2011)

>   Người Việt tiêu xài lạc quan nhất thế giới! (24/02/2011)

>   Tái cấu trúc kinh tế TPHCM: Định hướng đúng, kiên trì cách làm (24/02/2011)

>   Mô hình PPP: Kinh nghiệm quốc tế (23/02/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật