Thứ Tư, 05/01/2011 14:10

Ưu tiên mục tiêu kiểm soát lạm phát

PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, để CPI đạt mức kỳ vọng là 7%, trong năm 2011, cần thắt chặt chi tiêu, giảm bội chi ngân sách và kiểm soát nhập siêu.

Theo ông, chủ trương kiểm soát lạm phát trong 6 tháng đầu năm 2011 ở mức 3,5%, cũng như kỳ vọng CPI cả năm 2011 ở mức 7% liệu có khả thi?

Theo tôi, chủ trương kiểm soát lạm phát trong 2 quý đầu năm 2011 ở mức 3,5% không dễ thực hiện, bởi CPI bình quân trong 2 tháng đầu năm có thể ở mức 1,5%/tháng do nhu cầu chi tiêu dịp Tết của người tiêu dùng tăng mạnh. Thêm vào đó, sau Tết Nguyên đán, thường có sự điều chỉnh giá xăng, điện, nước… Vì vậy, để đạt được kỳ vọng kiểm soát lạm phát ở mức 7% trong năm 2011, cần thắt chặt chi tiêu ngân sách, cắt giảm các dự án đầu tư công chưa cần thiết để giảm bội chi ngân sách từ 5,3% GDP xuống khoảng 4-4,5% GDP, đồng thời kiểm soát nhập siêu.

Có người lo ngại mục tiêu kiểm soát tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức 23% năm nay sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, khi phải hạn chế vốn tín dụng vào nền kinh tế để kiểm soát CPI.

Năm nay, nếu ngân sách bội chi thấp, thì tăng trưởng dư nợ tín dụng sẽ đạt mức 23%, nhưng ngân sách bội chi cao sẽ đẩy dư nợ tín dụng của toàn ngành ngân hàng ở mức cao hơn. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vốn đã có sức bật nội tại của một nền kinh tế trẻ, nên mục tiêu được quan tâm nhiều hơn trong năm 2011 chính là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hơn là tăng trưởng tín dụng.

Năm 2010, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều nỗ lực, song do một số ngân hàng thương mại vốn ít, nhưng muốn phát triển nhanh, nên thường xuyên thiếu hụt thanh khoản, gây biến động thị trường…

Chính vì vậy, trong năm 2011, Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế đặc biệt cho các ngân hàng này, như “bơm” vốn trực tiếp với lãi suất trần tiền gửi và thu hẹp hoạt động theo phương châm “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”; hỗ trợ ngân hàng thương mại nhà nước mua lại nhà băng nhỏ cần thoái vốn. Về lâu dài, lãi suất VND nên theo cơ chế thả nổi, nhưng trong điều kiện bất thường, thì cần có bàn tay hữu hình của Ngân hàng Nhà nước để điều tiết thị trường theo mục tiêu lãi suất đã định.

Theo ông, thị trường ngoại tệ và tỷ giá trong năm 2011 sẽ như thế nào?

Nhiều khả năng năm 2011, cung ngoại tệ sẽ tốt hơn, do đó tỷ giá liên ngân hàng sẽ ổn định, thậm chí có thể giảm nhẹ. Theo tôi, về tỷ giá, cần giải quyết đồng bộ các vấn đề sau: điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng cho phù hợp hơn với thực tế giao dịch, thu hẹp biên độ có thể là +/-0,5-1%. Đồng thời, cần mạnh tay với doanh nghiệp, cá nhân có dấu hiệu đầu cơ găm giữ ngoại tệ, lũng đoạn thị trường; sớm hoàn thiện Đề án Giảm tình trạng đô la hóa ở Việt Nam; hạn chế việc bán ngoại tệ và cho vay USD đến doanh nghiệp nhập khẩu hàng không thiết yếu. Trước mắt, nên quy định trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ và tăng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi USD.

Thùy Vinh thực hiện

đầu tư

Các tin tức khác

>   TP. HCM khởi sắc nhờ 3 dự án lớn (05/01/2011)

>   Các dự án giao thông đối diện nguy cơ thiếu vốn (05/01/2011)

>   FDI dưới “kính lúp” của Bộ chủ quản (04/01/2011)

>   Kiềm chế lạm phát và nhập siêu: Xung đột! (04/01/2011)

>   Công ty Trung Quốc xây nhà máy điện ở Việt Nam (04/01/2011)

>   Đầu tư ra nước ngoài: Chiến lược người đến sau (04/01/2011)

>   Dự án FDI vào Việt Nam: Lượng hay chất? (04/01/2011)

>   Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát (04/01/2011)

>   Học tầm nhìn của Trung Quốc để phát triển (04/01/2011)

>   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt giai đoạn 2011-2020 (03/01/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật