Thứ Sáu, 21/01/2011 18:31

Giá cao su Ấn Độ có thể tăng do nhu cầu ngành sản xuất xe ôtô

Với ba tháng còn lại trong năm tài chính hiện tại, các công ty lốp xe Ấn Độ chỉ có thể nhập khẩu tối đa 40.000 tấn cao su trong khi ước tính thâm hụt là 100.000 tấn.

Giá tăng gấp đôi so với năm trước lên gần 250 Rs/kg trong năm nay. Khai thác mỏ, pharma (bao tay), phẫu thuật, giày dép và các ngành công nghiệp khác có liên quan cũng có nhu cầu về cao su thiên nhiên.

Mới đây chính phủ đã giảm thuế nhập khẩu từ 20% xuống còn 8%. Ngay cả biện pháp này cũng không thể ngăn chặn việc tăng giá.

Vinod Simon, chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Cao su Ấn Độ (AIRIA) đã cho Financial Express biết bên lề hội chợ triển lãm cao su lần thứ 6 ở Chennai, "Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo lượng hàng hóa có sẵn hơn là xem xét giá cả tại thời điểm này."

Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc, trong khi đó Ấn Độ lại xếp thứ tư về sản lượng cao su với 950.000 tấn. Sản lượng cao su của Thái Lan là 3,6 triệu tấn; Indonesia với 2,5 triệu tấn và Malaysia được 1,7 triệu tấn.

Simon nhấn mạnh đến việc đưa ra nhiều lựa chọn hơn nhằm tăng diện tích trồng cao su và tăng sản lượng.

Ông cho biết sản lượng cao su tổng hợp hiện nay là 250.000 tấn vẫn chưa tạo nên sự khác biệt khi giá thay đổi.

Trong thời gian này, nhu cầu cao su thiên nhiên của Trung Quốc bằng với sản lượng cao su hằng năm của Thái Lan là 3,6 triệu tấn. Chính phủ Trung Quốc đang làm tất cả những gì có thể để giúp cho ngành công nghiệp nội địa nhập khẩu cao su.

Tiêu thụ cao su thiên nhiên tính theo bình quân đầu người tại Ấn Độ là 1kg so với các nước phát triển khác là 12kg. Tại thời điểm thực hiện báo cáo này, hợp đồng cao su tháng hai đang được giao dịch thấp hơn một chút khoảng 0,17% ở mức 23405 Rs.

ITPC

Các tin tức khác

>   Cao su khởi động năm mới khả quan (20/01/2011)

>   Năm nay, xuất khẩu cà phê có thể chạm mốc 2 tỷ USD (20/01/2011)

>   Thị trường cà phê năm 2010 và dự báo năm 2011 (19/01/2011)

>   Bangladesh sẽ nhập khẩu 250.000 tấn gạo Việt Nam (19/01/2011)

>   DN giàu, gạo VN vẫn không thương hiệu (18/01/2011)

>   Thị trường gạo xuất khẩu đang phân cực? (16/01/2011)

>   Nhiều thách thức cho xuất khẩu gạo khi mở thị trường (16/01/2011)

>   Chuỗi sản xuất gạo và tôm Việt Nam còn nhiều hạn chế (15/01/2011)

>   Cà phê tăng giá kỷ lục (15/01/2011)

>   Nhập khẩu lúa gạo từ Campuchia (15/01/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật