Thứ Ba, 18/01/2011 17:48

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được giảm tần suất kê khai thuế GTGT

Theo Nghị quyết 68/NQ-CP, thủ tục Khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) năm theo phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu sẽ phải phân loại người nộp thuế (NNT), nhằm giảm bớt tần suất bắt buộc kê khai thuế GTGT cho doanh nghiệp (DN), nhất là với DN nhỏ và vừa, các DN siêu nhỏ, hộ kinh doanh gia đình.

Hiện nay tất cả các DN bất kể quy mô đang phải thực hiện thủ tục kê khai thuế GTGT hằng tháng.

Trao đổi với PV Cổng TTĐT Chính phủ, ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính - Văn phòng Chính phủ cho biết, thực tế là đại đa số các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ có mức phát sinh thuế hàng tháng thấp. Chỉ một số ít các DN lớn có mức phát sinh thuế hàng tháng cao. Do vậy, quy định bắt buộc chung tất cả các DN bất kể quy mô phải kê khai thuế hàng tháng là không cần thiết, tạo gánh nặng tuân thủ lên đa số các DN nhỏ và vừa.

Thực tiễn tốt từ các quốc gia khác, chẳng hạn tại Hàn Quốc quy định tần suất kê khai thuế là 3 tháng/lần và với các DN nhỏ (doanh thu dưới 46.600 USD/năm) là 6 tháng/lần. Với tần suất này, cơ quan thuế vẫn kiểm soát được việc nộp thuế, vẫn bảo đảm được an toàn về nguồn thu ngân sách nhưng lại giảm đáng kể gánh nặng về tuân thủ.

Vì vậy, việc Chính phủ nhất trí thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục Khai thuế GTGT là phải phân loại NNT để giảm tần suất bắt buộc kê khai thuế GTGT hằng tháng hiện nay xuống còn 3 tháng/lần đối với DN nhỏ và vừa. Đối với các DN siêu nhỏ, hộ kinh doanh gia đình có thể áp dụng việc kê khai 6 tháng/lần.

Theo tính toán của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, việc giảm tần suất kê khai theo hướng trên sẽ tiết kiệm trên 600 tỷ đồng/năm cho các DN.

Lâu dài cần xây dựng ngưỡng chịu thuế GTGT

Ông Ngô Hải Phan cho biết thêm, cũng với thủ tục hành chính này, Chính phủ cũng yêu cầu phải quy định thống nhất tỷ lệ GTGT trên doanh thu đối với từng nhóm ngành nghề trên phạm vi toàn quốc. Bởi thủ tục đang yêu cầu NNT phải kê khai chỉ tiêu về tỷ lệ GTGT trên doanh thu, song tỷ lệ này lại do cơ quan thuế cung cấp cho NNT và khác nhau theo từng địa bàn vì vậy NNT không biết tỷ lệ để kê khai.

Chính phủ yêu cầu phương án lâu dài là xây dựng ngưỡng chịu thuế giá trị gia tăng để tất cả những NNT nào có doanh thu trên ngưỡng phải tiến hành kê khai theo phương pháp khấu trừ, dưới ngưỡng thực hiện phương pháp khoán để giảm chi phí NNT thực hiện kê khai cũng như chi phí quản lý của cơ quan thuế đối với các đối tượng này.

Bởi tần suất kê khai thuế của tất cả NNT đều phải thực hiện theo tháng như hiện nay làm tăng gánh nặng về thuế đối với các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh quy mô nhỏ. Trong khi số tiền thuế thu được của các đối tượng này cũng chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số thu từ thuế GTGT, cũng như không tương ứng với quy định kê khai theo quý của thuế Thu nhập cá nhân.

Theo thống kê, cả nước hiện có trên 500.000 DN nhỏ và vừa chiếm tới 98% số lượng DN với số vốn đăng ký lên gần 2.313.857 tỷ đồng (tương đương 121 tỷ USD).

Các DN nhỏ và vừa đóng góp hơn 40% GDP cả nước. Các DN nhỏ và vừa không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn giúp tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm. Hiện các DN này sử dụng trên 50% lao động xã hội.

Hoàng Diên

CHÍNH PHỦ

Các tin tức khác

>   Thu nhập cá nhân không theo kịp thuế (16/01/2011)

>   Hoàn thuế VAT cho các dự án ODA không hoàn lại (15/01/2011)

>   Thuế nhập xăng còn 0% (15/01/2011)

>   Thu thuế “oan” có hoàn lại thuế? (14/01/2011)

>   Phí quản lý kinh doanh trò chơi có thưởng có còn hiệu lực? (13/01/2011)

>   Doanh nghiệp tự in hoá đơn: Vẫn còn chần chừ (13/01/2011)

>   TPHCM: Hóa đơn hạ nhiệt! (12/01/2011)

>   TPHCM truy thu 1.645 tỉ đồng tiền thuế (11/01/2011)

>   Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp tự in hóa đơn (10/01/2011)

>   Nhiều khoản giảm trừ chưa được ghi nhận (10/01/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật