Thứ Năm, 13/01/2011 12:21

Phí quản lý kinh doanh trò chơi có thưởng có còn hiệu lực?

Ngày 1-6-2010 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 1866/TCT-CS để trả lời Cục Thuế TPHCM liên quan đến phí quản lý kinh doanh trò chơi có thưởng. Công văn này yêu cầu Cục Thuế thành phố khi xác định chi phí quản lý hợp lý của các cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng phải áp dụng mức phí quản lý tối đa quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên bộ số 13/TTLB ngày 8-10-1997 của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Thông tư 13).

Một số cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng cho rằng Công văn 1866 quy định mức phí quản lý tối đa để được coi là chi phí hợp lệ khiến họ gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Cụ thể, nếu chi trả trong phạm vi mức phí quản lý tối đa mà luật quy định thì dịch vụ quản lý không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh. Còn nếu chi trả cao hơn mức phí quản lý tối đa luật định thì phần chênh lệch không được giảm trừ khi xác định thu nhập chịu thuế doanh nghiệp.

Đáng chú ý, nhiều ý kiến cho rằng Thông tư 13 đã hết hiệu lực và theo quy định hiện hành thì phí quản lý do các bên tự thỏa thuận tại hợp đồng quản lý và được tính toàn bộ vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp. Ngược lại, các cơ sở kinh doanh được cơ quan thuế giải thích rằng Thông tư 13 vẫn còn hiệu lực vì cho đến nay, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa ban hành văn bản nào để hủy bỏ, thay thế Thông tư 13.

Vậy, Thông tư 13 có còn hiệu lực áp dụng hay không? Để trả lời cần tìm hiểu quá trình ban hành và áp dụng Thông Tư 13 cũng như các văn bản liên quan.

Trong Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 và các văn bản hướng dẫn liên quan, vấn đề thuê tổ chức quản lý chưa được quy định. Tới Luật Đầu tư nước ngoài 1996, và sau đó là Nghị định 12/CP để hướng dẫn thi hành luật thì vấn đề này mới được đề cập. Theo đó, điều 25.1 Nghị định 12/CP quy định: “… Việc ký kết và thực hiện hợp đồng quản lý phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam”.

Đến ngày 8-10-1997, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 13 hướng dẫn thực hiện Nghị định 12 trong đó có quy định việc thuê quản lý và mức phí quản lý tối đa mà các bên hợp đồng phải tuân theo. Cụ thể, mức phí quản lý tối đa dành cho hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng quy định tại Thông tư 13 là 2,5% doanh thu và 7% lãi gộp. Trong thời gian đầu chưa có lãi gộp, mức phí quản lý tối đa là 4% doanh thu.

Cuối tháng 7-2000, Chính phủ ban hành Nghị định 24/CP để thay thế Nghị định 12, có hiệu lực từ ngày 1-8-2000, trong đó quy định phí quản lý do các bên thỏa thuận và không hề đề cập đến mức hạn chế tối đa nào đối với chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp.

Sau khi luật đầu tư chung ra đời (Luật Đầu tư 2005), tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP cũng có quy định: “Phí quản lý do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và được tính vào chi phí quản lý của doanh nghiệp”.

Như vậy, có thể thấy Công văn 1866 và giải thích của cơ quan thuế rằng Thông tư 13 vẫn còn hiệu lực là không phù hợp với quy định của pháp luật.

Luật sư Đinh Quang Thuận

tbktsg

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp tự in hoá đơn: Vẫn còn chần chừ (13/01/2011)

>   TPHCM: Hóa đơn hạ nhiệt! (12/01/2011)

>   TPHCM truy thu 1.645 tỉ đồng tiền thuế (11/01/2011)

>   Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp tự in hóa đơn (10/01/2011)

>   Nhiều khoản giảm trừ chưa được ghi nhận (10/01/2011)

>   Điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân (10/01/2011)

>   “Thuế túi ni lông bằng 170% giá bán là hợp lý” (09/01/2011)

>   Gia hạn thuế GTGT nhập khẩu đầu vào của ngành nông nghiệp (09/01/2011)

>   Quy định nhập hàng theo danh mục hạn ngạch thuế (07/01/2011)

>   Khởi điểm thuế thu nhập cá nhân: Gấp 10 lần lương tối thiểu? (07/01/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật