Thứ Tư, 05/01/2011 16:46

Công ty chứng khoán: Phút nhìn lại chính mình

Trước giờ giao dịch hàng ngày có vô số bản tin về TTCK để NĐT tham khảo, trong đó có những khuyến nghị mua - bán cụ thể. Vấn đề là rất hiếm CTCK thống kê lại những khuyến nghị đó xem chúng đúng - sai đến đâu.

Gần đây, bản tin Mekong Tide của CTCK Mekong bắt đầu tạo được ấn tượng. Nét mới lạ để ấn phẩm này không chìm xuồng hay trở nên nhàm chán giữa vô số sản phẩm cùng loại là phần bình luận ngắn mở đầu bản tin.

Thông thường, đây chỉ là một đoạn viết ngắn, bình luận về một vấn đề nào đó trên thị trường. Nhưng trong ấn phẩm Mekong Tide cuối cùng của năm 2010 đã có chút khác biệt so với thường lệ.

Bản tin mở đầu với việc tổng kết các khuyến nghị mua - bán trong năm qua của Công ty. Năm 2010, Mekong đã đưa ra 32 khuyến nghị giao dịch cổ phiếu. Các đề xuất đó có đúng, có sai.

Cụ thể, có tới 50% khuyến nghị mua và nắm giữ cổ phiếu của Mekong, nhưng sau đó giá thị trường giảm xuống dưới giá vốn. Thậm chí, có tới 8 khuyến nghị (chiếm 25%) còn bị VN-Index đánh bại hoàn toàn.

Như vậy, với các khuyến cáo của Mekong trong năm qua, tỷ lệ thành công/thất bại với xác suất chỉ tương đương với việc người bình thường tung một đồng xu. Phải chăng chất lượng nhóm phân tích của Mekong vừa được nhận giải thưởng từ Bloomberg có vấn đề?

Chắc hẳn không phải. Tìm hiểu kỹ, trong những thất bại của Mekong có những trường hợp không phải nhà phân tích sai lầm về yếu tố cơ bản, mà đơn giản là khuyến cáo mua được đưa ra chưa đúng thời điểm. Trong số này có thể kể tới nhiều cổ phiếu blue-chip hàng đầu như: SJS - bất động sản (- 22%), FPT - công nghệ (-12%), VCB - ngân hàng (-11 %).

Giống như bản tin của các CTCK khác, ấn phẩm Mekong Tide được cung cấp miễn phí cho NĐT. Bởi vậy, khi thông tin cung cấp chỉ dừng ở mức độ tham khảo, CTCK không phải bị ràng buộc trách nhiệm về các khuyến cáo. Nhưng với một tổng kết khách quan, nhóm phân tích của Mekong đã tự thừa nhận những điểm đã và chưa làm được năm qua. Điều này tạo sự thiện cảm và uy tín với các khuyến nghị sau này.

Trong một lần trao đổi với ĐTCK khi còn làm việc tại Việt Nam, ông KingYoong, Trưởng bộ phận Phân tích CTCK KimEng nhận xét, các đồng nghiệp Việt Nam rất ít khi “nhìn lại chính mình”. Theo chuyên gia này, với các khuyến nghị mua – bán, sau một thời gian nhất định, nhà phân tích nên đánh giá lại hiệu quả.

Về chuyên môn, ông KingYoong chia sẻ, chuyên gia phân tích không phải là “thánh” để nói đúng tất cả, cũng không phải là thầy bói đưa ra các tuyên bố hên xui, vô trách nhiệm. Nhưng nếu sai thì nhà phân tích nên đưa ra lý do giải thích. Đây là cách làm việc chuyên nghiệp tại các TTCK phát triển.

Một chuyên gia phân tích dù giỏi đến mấy cũng có lúc mắc lỗi chủ quan trong nhận định, ông Fiachra Mac Cana, Trưởng bộ phận Phân tích của CTCK HSC cũng đã hơn một lần phải xin lỗi NĐT. Cuối tháng 7/2009, chuyên gia của HSC đã phải lên tiếng về các nhận định thị trường có phần bi quan thái quá trước đó. Chuyên gia của HSC đã dũng cảm và thẳng thắn thừa nhận sai lầm: “Chúng tôi chợt nhận ra rằng, chúng tôi đã bi quan ít nhất là trong ngắn hạn. Thị trường thực sự đã dạy cho chúng tôi một bài học. Thành thật, xin lỗi về sự bi quan vừa qua”.

Hiện tại, chưa bao giờ các bản tin hàng ngày, hàng tuần của các CTCK lại đa dạng như vậy. Tuy nhiều về số lượng nhưng các bản tin đơn điệu một cách nhàm chán, với vô số nhận xét mang tính ngắn hạn theo các cung bậc thị trường mỗi ngày. Rất ít bản tin duy trì được quan điểm xuyên suốt, nhất quán, thể hiện một tầm nhìn dài hạn.

Khó để kỳ vọng sự hấp dẫn mới lạ mỗi ngày với các sản phẩm miễn phí như bản tin các CTCK đang làm. Nhưng với phút nhìn lại chính mình ở một số CTCK, trách nhiệm và sự chuyên nghiệp trong môi trường phân tích bắt đầu được nhen nhóm.

Giang Thanh

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Huy động vốn qua TTCK: Cửa vẫn mở (05/01/2011)

>   Ngày 05/01: Cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng kéo lùi chỉ số (05/01/2011)

>   Năm 2011, thị trường OTC có còn đất sống? (05/01/2011)

>   VSI giải trình về việc giảm 5 phiên liên tiếp (05/01/2011)

>   Dòng tiền sau Tết sẽ mạnh lên? (05/01/2011)

>   Thị trường ngày 05/01 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (04/01/2011)

>   UPCoM-Index giảm nhẹ còn 45,03 điểm (04/01/2011)

>   Thị trường UPCoM năm 2010: Những cú sốc giá (04/01/2011)

>   VN-Index tăng nhờ khối ngoại, HNX-Index giảm vì ngân hàng (04/01/2011)

>   Sẽ giám sát chặt hơn các giao dịch chứng khoán bất thường (04/01/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật