Thứ Hai, 29/11/2010 06:45

Đỉnh lạm phát, đáy chứng khoán

VN-Index đang hoạt động trong môi trường bất ổn về tỷ giá và nguy cơ lạm phát cao. Lạm phát là căn bệnh nguy hiểm nhất với nền kinh tế, TTCK sẽ không thể xác lập xu hướng tăng trung hạn khi mà căn bệnh này chưa thể xác định nặng nhẹ ra sao và cách chữa trị có hiệu quả hay không.

Những lực cản vĩ mô

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 trên cả nước tăng gần 2%, cao vượt dự đoán của đa số chuyên gia phân tích và áp lực tăng CPI còn kéo dài đến hết Tết Nguyên đán.

Trong năm 2010, kinh tế thế giới bước đầu thoát khỏi suy thoái, giá dầu thô và các nguyên vật liệu, lương thực tăng làm giá cả trong nước tăng theo. Chính sách nới lỏng định lượng của Mỹ làm đồng USD bị yếu đi khiến giá các mặt hàng trên sẽ tiếp tục xu hướng tăng. Việt Nam nhập khẩu hầu hết các mặt hàng này nên khả năng chịu "lạm phát nhập khẩu" là hiện hữu. Trước mắt, điều dễ thấy nhất là áp lực tăng giá xăng dầu trong nước.

Mặt khác, lạm phát còn đến từ chi phí đẩy do thiên tai, bão lũ ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa, dịch vụ tác động làm tăng chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Lạm phát do cầu kéo xảy ra vào những tháng gần Tết Âm lịch, khi nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ tăng mạnh vào dịp tết.

Lãi suất huy động và cho vay được các ngân hàng đẩy lên cao cộng với tỷ giá tăng cũng đóng góp một phần không nhỏ vào mức tăng CPI của những tháng cuối năm.

Mặt bằng lãi suất tăng nhanh trong tháng 11, nhiều ngân hàng có lãi suất huy động thực tế từ 13 - 14%/năm với các kỳ hạn ngắn, lãi suất cho DN vay cũng đạt mốc 16 - 19%/năm. Tín hiệu về cuộc đua giành vốn đã xuất hiện khi các ngân hàng nhỏ tăng lãi suất huy động niêm yết lên trung bình 13,5%/năm, phá vỡ sự đồng thuận trước đó với Hiệp hội Ngân hàng là 12%. Mặc dù NHNN vừa cảnh báo việc huy động vượt 13,5%/năm là vi phạm Luật Dân sự, nhưng đã có NH niêm yết công khai lãi suất huy động ở mức 14,5%/năm. Dòng tiền tiết kiệm đang chạy lòng vòng giữa các ngân hàng do áp lực của cuộc cạnh tranh lãi suất này.

Càng gần cuối năm, vòng quay tiền tệ tăng gây áp lực lạm phát, do đó việc bơm vốn qua thị trường mở chỉ ưu tiên cho nhiệm vụ đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống, việc bơm tiền không đồng nghĩa với nới lỏng tín dụng trong khoảng thời gian này.

Về vấn đề tỷ giá, trên thị trường tự do, tỷ giá VND/USD vẫn ở mức chênh lệch cao so với mức niêm yết trên ngân hàng, dao động quanh mốc 21.000 đồng/USD và có xu hướng tăng so với tháng 10. Thông tin nhập siêu trong tháng 10 hơn 1 tỷ USD và thời điểm cuối năm là lúc nhu cầu USD tăng nhanh để nhập khẩu các mặt hàng phục vụ Tết cũng như chuẩn bị cho năm sản xuất sắp tới, sẽ là nhân tố khiến chênh lệnh giữa tỷ giá thị trường tự do với tỷ giá niêm yết khó thu hẹp trong thời gian tới.

Chứng khoán tiếp tục dò đáy

Chúng ta đang chứng kiến NHNN thực hiện các biện pháp ổn định tỷ giá, chống lạm phát cao và bình ổn thị trường vàng. Hiện tại, thị trường ngoại tệ đã bớt căng thẳng nhưng kết quả kiềm chế lạm phát chỉ kiểm định được sau vài tháng nữa. NĐT nên nhìn nhận đây là rủi ro trong trung hạn của nền kinh tế.

Vấn đề lạm phát và lãi suất cao đang thực sự đang đe dọa thị trường và các chỉ số sẽ khó thiết lập được xu hướng tăng bền vững trong trung hạn. Chúng ta trông chờ các chính sách điều hành tiếp theo của các cơ quan quản lý… Đồng thời, các mốc hỗ trợ tâm lý, cổ phiếu giảm giá quá nhiều và "lực đỡ" khối ngoại mạnh dần khi đến gần thời điểm chốt NAV cuối năm là nhân tố hỗ trợ thị trường trong tháng còn lại của năm 2010.

Ths. Trần Hòa

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Tầm diệt nạn thao túng chứng khoán (29/11/2010)

>   VSD sẽ cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin đến NĐT (28/11/2010)

>   Thị trường tuần 29/11-03/12 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (28/11/2010)

>   Tuần 22–26/11: Cổ phiếu nhỏ nhộn nhịp trở lại (28/11/2010)

>   Tuần 22 - 26/11: Khối ngoại nhập nhiều “hàng nóng” (28/11/2010)

>   Môi giới điêu đứng trong mùa “chứng khoán giáp hạt” (27/11/2010)

>   “Hy sinh” chứng khoán (27/11/2010)

>   "Mức tăng của thị trường nói chung không bền" (27/11/2010)

>   Gánh nặng lãi suất cao: Lo xa đỡ phải buồn gần! (27/11/2010)

>   Nhóm cổ phiếu bất động sản “bất động” theo thị trường (27/11/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật