Thứ Hai, 22/11/2010 18:27

Cú sốc CPI

Nhân chuyện NĐT phản ứng với những dự báo CPI quá sai lệch, hy vọng các Mr "Biết tuốt" đang hàng ngày tuôn ra những dự báo, bình luận, sẽ có thêm sự cân nhắc và trách nhiệm trong các phát ngôn về thị trường.

1-  Cuối tuần trước, dân nghiện chứng khoán có dịp lao xao trên nhiều diễn đàn mạng. Số là một trang thông tin điện tử vừa đưa tin chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 11 của TP. HCM đã đột ngột tăng mạnh 1,73% so với tháng 10. "Đây là mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay và đưa CPI của Thành phố trong 11 tháng tăng 7,74% so với tháng 12 năm trước. Trong khi đó, CPI tháng 11 của Hà Nội tăng gần 2%", trang thông tin điện tử này khẳng định.

2- Đây lại là một đòn giáng mạnh vào niềm tin mong manh của một số NĐT sáng sáng vẫn còn kiên nhẫn theo dõi bảng điện. Trước đó chỉ 3 ngày, 1 trang thông tin điện tử khác đưa tin CPI tháng 11 được dự báo tăng 0,8% (theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia) - một con số được coi là quá tốt trong bối cảnh giá vàng và tỷ giá biến động loạn xạ, kéo theo giá nhiều hàng hóa tăng phi mã… Các NĐT đều biết CPI của hai thành phố đầu tàu luôn cao hơn các tỉnh, thành còn lại, nhưng với con số 0,8%, NĐT kỳ vọng CPI tháng 11 Hà Nội và TP. HCM ở đâu đó trên dưới 1%. Như thế chứng khoán chắc sẽ có cửa sáng.

3- Sáng 20/11, Cục Thống kê đã xác nhận tháng 11, CPI tăng 1,73% tại TP. HCM. Điều này đã tạo nên rất nhiều chỉ trích từ phía cộng đồng NĐT, thậm chí có nickname chắc vừa lỡ mua "cổ cánh" trút giận rằng "nếu gặp sẽ cho anh chị loan tin sai sự thật đi 'dựa cột'". Một số khác thì nhìn nhận, dự báo có thể có xác suất, nhưng để sai lệch lớn như dự báo CPI tháng 11 thì… khủng khiếp quá. Thà chẳng dự báo còn hơn!

4- Trở lại việc nhận định thị trường của các CTCK hiện nay. Hàng ngày, đa phần bản tin của nhiều CTCK tới tấp thống kê bao nhiêu mã mất giá, nhóm nào mất nhiều nhất… và kèm nhận định chỉ số Index sẽ có khả năng bật lên ở ngưỡng kháng cự nào, tuy nhiên sự phục hồi chưa bền vững, thị trường chỉ thích hợp với các NĐT trung dài hạn. Các CTCK đang khuyên các NĐT nghĩ cho dài hạn, trong khi không ngớt "chém gió" về mọi biến động cỏn con của thị trường, khiến các NĐT chỉ có thể tập trung suy nghĩ cho ngắn hạn. Kết quả, trừ các NĐT dài hạn bất đắt dĩ, đầu tư dài hạn chủ động hiện tại là cả một thách thức với NĐT cá nhân. Thậm chí, có NĐT còn hài hước rằng, ước gì được như Robinson Crusoe lạc trên hoang đảo không Internet, không tivi… để bớt phải nghe những dự báo, nhận xét vô lối về thị trường.

5- Sản phẩm dự báo, báo cáo phân tích suy cho cùng để phục vụ NĐT tốt hơn, tuy nhiên, nếu làm không tốt, những sản phẩm này sẽ trở thành con dao hai lưỡi, có hại cho người tiếp nhận. Nhân chuyện nhà đầu tư phản ứng với những dự báo CPI quá sai lệch, hy vọng các Mr "Biết tuốt" đang hàng ngày tuôn ra những dự báo, bình luận từ chuyện kinh tế vĩ mô Việt Nam đến triển vọng kinh tế thế giới, sẽ có thêm sự cân nhắc và trách nhiệm trong các phát ngôn về thị trường.   

Giang Thanh

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   UPCoM-Index đảo chiều cuối phiên (22/11/2010)

>   Sức cầu yếu, rủi ro ‘lướt sóng’ còn nhiều (22/11/2010)

>   Bên tung, bên hứng (22/11/2010)

>   Bẫy thị trường (22/11/2010)

>   Đầu tư chứng khoán: Chịu thiệt ngắn hạn, tìm lãi dài hạn (22/11/2010)

>   Nhiều lệnh rao mua bán cổ phiếu ngân hàng (22/11/2010)

>   Thị trường về đáy, không phải cứ mua là thắng (22/11/2010)

>   Cổ phiếu rẻ nhưng vẫn rủi ro (22/11/2010)

>   Chứng khoán có “choáng” với CPI? (21/11/2010)

>   Thị trường tuần 22-26/11 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (21/11/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật