Thứ Hai, 22/11/2010 14:18

Bên tung, bên hứng

Các báo cáo phân tích doanh nghiệp thiếu khách quan từ lâu đã là vấn đề nhức nhối của thị trường. Thế nên, nếu CTCK lại đi thực hiện báo cáo về DN có chung một chủ hoặc cùng tập đoàn, thì mức độ tin cậy sẽ khó cao.

Đầu tuần, CTCK Dầu Khí (PSI) đã phát hành báo cáo khuyến nghị mua PVFC Land (PFL) với giá kỳ vọng 18.559 đồng/CP. Cuối tuần qua PFL tăng trần lên 11.900 đồng/CP với KLGD 77.600 CP, nhưng so với giá mục tiêu ở trên vẫn thấp hơn đến hơn 50%. Liệu với diễn biến của thị trường như hiện nay PFL có thể tăng thêm khoảng 50% hay không? Thời gian qua, thị trường chứng kiến hàng loạt đợt thoái vốn từ các công ty con của Petro Vietnam. Khi PFL lên sàn, nhiều NĐT cũng nghĩ CP này sắp tới sẽ bị xả và suy luận PSI phải đưa giá mục tiêu cao như vậy để NĐT mua vào và từ đó mới có thể xả hàng. Như đã biết, cả PSI và PFL đều là anh em, với mẹ là Petro Vietnam, chính vì vậy NĐT có thể và cũng có quyền nghi ngờ về một sự tung hứng nào đó.

Cũng cần phải nói thêm rằng chuyện “người nhà” làm báo cáo nói về nhau không chỉ có màu sắc tiêu cực. Theo lẽ thường, người nhà đương nhiên phải hiểu nhau hơn người ngoài. Chính vì vậy, nếu thực hiện một cách nghiêm túc, sòng phẳng, chắc chắn báo cáo sẽ có những thông tin, luận điểm đầu tư rất đáng để đọc và suy ngẫm. Như trường hợp của PSI, thời gian gần đây khá tích cực trong việc phát hành báo cáo về các công ty trong cùng tập đoàn. Thành thật mà nói, một CTCK bình thường, hay một tổ chức đầu tư bình thường, muốn gặp được các công ty thuộc Petro Vietnam đôi khi không hề dễ dàng, vì nhiều lý do. Chính vì vậy, những báo cáo của PSI rất đáng chờ đợi. Một người bình thường cũng có thể thấy so với CTCK khác thì PSI có quá nhiều lợi thế thế về mặt thông tin. Nhưng việc PSI sử dụng lợi thế đó như thế nào lại là vấn đề khác.

Từ những trường hợp trên, độ tin cậy của việc tổ chức niêm yết thực hiện báo cáo phân tích, định giá cho doanh nghiệp khi lên sàn như thế nào? Câu trả lời là rất khó tin. Một người có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn niêm yết chia sẻ: Rất nhiều DN lên sàn chọn giá chào sàn theo kiểu duy ý chí và hét giá trên trời. Để giữ “nồi cơm”, CTCK không còn cách nào khác là phải nghe theo, rồi lập ra báo cáo phân tích để “tung hê”. Trách, nhưng trong một chừng mực nào đó cũng phải thấy được thế kẹt mà CTCK mắc phải. Bản thân các chuyên viên phân tích định giá ra 3.0, nhưng “sếp” nói phải định sao cho ra 4.0, nên dù không muốn cũng phải làm. Nhưng nếu CTCK cứ mãi dựa vào nguyên nhân này để đổ lỗi cho sự thiếu khách quan của mình, e rằng cũng không nên. Vì khi được CTCK lớn tư vấn niêm yết, vị thế của doanh nghiệp sẽ được nâng lên. Trong trường hợp này, CTCK là phía chủ động, có thể chọn hoặc không chọn tư vấn nếu thấy việc làm của mình thiếu khách quan. Gây dựng lòng tin rất khó nhưng để mất lòng tin thì dễ, sẽ tới lúc NĐT ác cảm với các bản báo cáo như vậy và thiệt hại chính là CTCK và doanh nghiệp.

Lê Thụy Thanh Tâm

SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Các tin tức khác

>   Bẫy thị trường (22/11/2010)

>   Đầu tư chứng khoán: Chịu thiệt ngắn hạn, tìm lãi dài hạn (22/11/2010)

>   Nhiều lệnh rao mua bán cổ phiếu ngân hàng (22/11/2010)

>   Thị trường về đáy, không phải cứ mua là thắng (22/11/2010)

>   Cổ phiếu rẻ nhưng vẫn rủi ro (22/11/2010)

>   Chứng khoán có “choáng” với CPI? (21/11/2010)

>   Thị trường tuần 22-26/11 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (21/11/2010)

>   Cổ phiếu tăng - giảm mạnh nhất trong tuần (21/11/2010)

>   Thị trường biến động, khối ngoại thận trọng giải ngân (20/11/2010)

>   Cầu nối thông tin nhìn qua lăng kính cổ phiếu dầu khí (20/11/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật